Vì Sao Sàn Nấm Được Ưa Chuộng Trong Xây Dựng?

Sàn nấm hiện nay được nhiều nhà thầu áp dụng trong việc thi công công trình dân dụng, đặc biệt là đối với những tòa nhà cao tầng. Vậy, vì sao mà phương pháp này được ưa chuộng đến như vậy? Bê tông Hoàng Cát sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Giới thiệu về sàn nấm

Sàn nấm là loại kết cấu sàn không dầm có cấu tạo đặc biệt, bám sàn trực tiếp nhờ vào các cột. Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi nhất là trong những công trình nhà cao tầng, chung cư, văn phòng…

Nguyên nhân của điều này là do các công trình nhiều tầng phải chịu lực ngang rất lớn, do đó đòi hỏi tốn kém vật liệu, chi phí và thời gian xây dựng hạng mục sàn công trình. Vì vậy, sàn nấm ra đời như một giải pháp mới, được ứng dụng để giảm chi phí cho công trình xây dựng cũng như tiết kiệm thời gian thi công.

2. Ưu điểm khi thi công sàn nấm

Sàn nấm rất linh hoạt trong thiết kế, có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên có khả năng áp dụng cho đa dạng mô hình công trình bên cạnh các tòa nhà cao tầng. Ngoài ra, sàn nấm còn mang lại những ưu điểm sau:

2.1. Giảm chiều cao công trình

Sàn nấm tiết kiệm chiều cao so với công trình có hệ sàn dầm truyền thống, từ đó giảm chi phí xây tô và vỏ bao bên ngoài. Nhìn chung, thi công sàn nấm là phương pháp giúp tiết kiệm vật liệu hơn so với thi công bê tông cốt thép thông thường. 

Bên cạnh đó, áp dụng sàn nấm trong công trình cũng hỗ trợ tích cực trong việc tối ưu không gian sử dụng trong cùng một phạm vi, đồng thời sử dụng vật liệu xanh an toàn thay cho vật liệu xây dựng truyền thống.

2.2. Tối ưu hóa nguồn lực, vật liệu và chất thải

Phương pháp thi công sàn nấm giúp tiết kiệm đáng kể số lượng nhân công đòi hỏi cũng như máy móc và vật liệu. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp giảm tương đối mức tiêu thụ năng lượng, giảm chất thải rắn cũng như hạn chế việc thải CO2. Nhờ vào đó, việc xây dựng sẽ ít gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh công trình.

Thực tế cho thấy, sử dụng sàn nấm có thể rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí. Trong thi công, với 1 nhịp lớn, sàn bê tông ứng lực trước cần ít bê tông hơn và cho phép tháo cốp pha sớm hơn. Mặc dù có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, nhưng sàn nấm chỉ hiệu quả nhất trong nhịp từ 8 – 12m.

2.3. Tính an toàn và bền vững

Sàn nấm được chế tạo từ nhựa tái chế và không gây độc hại cho người sử dụng với kết quả đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó, cấu trúc của sàn nấm tạo thành các lớp đệm không khí, nhờ đó giúp sàn công trình cách âm và cách nhiệt tự nhiên tốt hơn sàn truyền thống. 

Sàn nấm có khả năng chịu động đất khá tốt. Sức chống chịu của sàn là một mô hình kết hợp giữa phân tán lực song phương kết hợp với ưu điểm tự điều chỉnh giảm nhẹ trọng lượng, cộng thêm với sức chống chịu của hệ thống cột và vách chịu lực. Nhờ vào tất cả những đặc điểm đó, kết cấu này có thể giúp các công trình cao tầng chống chịu được với các trận động đất ở mức độ nhẹ.

Xem thêm: Tham khảo bảng giá bê tông Minh Đức

3. Nhược điểm của sàn nấm

Bên cạnh những đặc tính vượt trội hữu hiệu với thi công, sàn nấm vẫn có một số điểm trừ cần được cải thiện khi được lựa chọn để sử dụng cho công trình:

  • Rỗ đáy: Hiện tượng này có thể xuất hiện ở một vài công trình mới sử dụng, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.
  • Đẩy nổi: Nếu không kiểm soát chất lượng cốp pha, việc thi công sàn nấm có thể gặp hiện tượng đẩy nổi sàn. Hậu quả gây ra là tăng chiều dày so với thiết kế, tác động trực tiếp lên kết cấu công trình.
  • Mặt khác, để thi công sàn nấm hiệu quả đòi hỏi việc tính toán, xây dựng các phương án chịu lực khá phức tạp. Do đó, kỹ sư kết cấu hay kiến trúc sư phải đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm để thiết kế đúng chuẩn sàn, đồng thời có khả năng ứng phó với các thay đổi bất thường trong quá trình thi công.

Tổng kết lại, sàn nấm là một loại mô hình kết cấu sàn đem lại hiệu quả xây dựng tương đối cao trong ngành. Tuy nhiên, Bê tông Hoàng Cát cũng đã lưu ý lại với bạn đọc một số hạn chế mà phương pháp thi công này có thể mang lại trong quá trình xây dựng. Nếu khắc phục được những điểm yếu đó, chất lượng công trình sẽ càng được gia tăng hơn nữa..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *