Tìm hiểu về vật liệu “xanh” bê tông polyme và ứng dụng thực tiễn

Bê tông Polyme hay bê tông xanh là một loại vật liệu xây dựng được ứng dụng rộng rãi trong những năm trở lại đây. Vậy bê tông Polyme là gì? Khi nào cần sử dụng bê tông Polyme?

Bài viết dưới đây hãy cùng bê tông Hoàng Cát khám phá loại bê tông đặc biệt này nhé!

Tìm hiểu bê tông Polyme là gì?

Bê tông Polyme là một loại vật liệu dùng trong xây dựng được tạo thành từ các nguyên phụ liệu thông thường: đá sỏi, cát và các chất kết dính polyme hữu cơ đã qua quá trình tổng hợp thay vì sử dụng xi măng để tạo liên kết trong truyền thống.

Để điều chế ra loại bê tông này, người ta sử dụng máy trộn bê tông để trộn phức hợp các loại nhựa cao phân tử cùng với hỗn hợp các cốt liệu. 

Trong đó, các loại nhựa cao phân tử bao gồm methacrylate, nhựa furan, nhựa polyester và nhựa vinylester, nhựa epoxy.

Tuy nhiên, không có cấu thức cố định để sản xuất xi măng, việc lựa chọn nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào thời tiết, khả năng chống chịu, đặc tính và dự trù chi phí mong muốn.

So sánh bê tông Polyme với các loại bê tông truyền thống:

Được ưa chuộng rộng rãi hơn các loại bê tông thường, bê tông Polyme có những ưu điểm vượt trội như:

  • Có khả năng chống axit, đông lạnh và muối cao.
  • Ổn định trong cấu tạo hóa học, giúp hạn chế tối đa quá trình ăn mòn.
  • Có tính dẫn điện thấp, đảm bảo cho quá trình sử dụng.
  • Có khả năng chống thấm nước tốt.
  • Có thể chịu nén, chịu va đập với cường độ cao.
  • Có khả năng chống rung với tần số cao.

Cần sử dụng bê tông Polyme khi nào?

Với những đặc điểm nổi trội mà không phải bất cứ loại bê tông nào cũng có được, người ta thường thiên sử dụng bê tông khi:

  • Ứng dụng trong việc sửa chữa, khắc phục các vấn đề khó khăn trong hạn chế của bê tông cốt thép.
  • Ứng dụng trong xây dựng các thiết bị cơ sở hạ tầng hay nút giao thông đặc biệt là trong tiến trình xây sửa cầu đường bộ.
  • Người ta còn chế tạo thêm một số thành phần vào công thức cơ bản để tạo thành bê tông geopolymer để ứng dụng vào một vài trường hợp xây dựng khác.

Tại sao lại gọi bê tông Polyme là “bê tông xanh”?

Vẫn được mệnh danh là bê tông xanh, cái tên này xuất phát từ đặc tính: thân thiện với môi trường. 

Tính “xanh” với môi trường ấy được thể hiện thông qua:

  • Bê tông polyme được kết cấu sử dụng từ các chất thải ngành khác để hạn chế phân tán ra môi trường.
  • Trong thành phần, họ sử dụng chất kết dính từ “tro bay” cùng một lượng than chưa cháy với tỉ lệ không vượt quá 6% tro bay để thay thế cho xi măng Portland.
  • Thân thiện với môi trường, hạn chế tác hại từ khí thải CO2, tăng thời gian sử dụng lên tới hàng trăm năm tuổi.
  • Tác động từ tro bay giúp công trình giải phóng một khoảng không diện tích để làm kho chứa các sản phẩm than đá dễ cháy và bảo vệ ô nhiễm nước khỏi chính tác động từ tro bay.
  • Tính chống ăn mòn, tính chịu nhiệt lên tới 2400ò, khả năng chịu nén, chịu kéo tốt và sự co ngót bê tông.
  • Chất kết dính Geopolymwr được tạo ra từ silic, dung dịch kiềm và nhôm giúp giảm hiệu ứng nhà kính tới 90%.
  • Đây là nhu cầu đang được hướng tới hàng đầu trong tương lai để giảm thiệt hại từ môi trường.

Lợi ích từ việc sử dụng bê tông Polyme:

Việc sử dụng bê tông xanh giúp hạn chế hiện tượng đang nóng dần của toàn cầu. Trên thực tế người ta ghi nhận nó giúp giảm tới 45% hiệu ứng nhà kính so với các loại bê tông truyền thống.

Trong công nghiệp, chúng giúp giảm tác động từ chất thải công nghiệp, diện tích chất thải và tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì.

Với những lợi ích độc đáo, bài viết đã cung cấp đến bạn toàn cảnh những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi bê tông Polyme là gì? Cần sử dụng bê tông Polyme trong những trường hợp nào? Hy vọng câu trả lời trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bê tông “xanh” đặc biệt này.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *