Tìm hiểu về kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép

ket-cau-nguyen-ly-cau-tao

Kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép là kiến thức nền căn bản mà bất cứ ai làm trong ngành xây dựng cũng cần phải nắm rõ. Đây là cơ sở dùng để lý giải khả năng chịu lực tốt của bê tông. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ hiểu biết về lĩnh vực này, nhất là những ai mới tìm hiểu. Bài viết của bê tông Hoàng Cát cung cấp các thông tin chi tiết cơ bản nhất đến bạn.

Kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép lý giải khả năng chịu lực

Sự hòa trộn và kết hợp theo tỷ lệ nhất định giữa các thành phần như: xi măng, đá, cát, nước, phụ gia… tạo thành bê tông. Tuy nhiên, nếu chỉ có các thành phần này thì sau khi hóa rắn, thành phẩm sẽ có thể dễ vỡ vụn bởi lực nén.

Sau quá trình thử nghiệm và nghiên cứu, các thanh thép được lồng ghép vào bên trong. Chính kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép này đã hình thành và nâng cao khả năng nén của bê tông. 

Sản phẩm sau khi hoàn thành có thể chịu được lực rất lớn từ bên ngoài mà không biến dạng hay hư hỏng. Tính năng liên kết của bê tông cốt thép càng cao thì tính chịu lực và chất lượng càng tốt.  

Điều cần biết về kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép

Vậy thực chất kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép bao gồm những nội dung gì và quy định điều gì? Dưới đây là tổng hợp thông tin cần biết khi tìm hiểu về lĩnh vực này:

Kết cấu bê tông cốt thép

  • Các thanh thép được đặt vào bên trong khu vực kéo bê tông.
  • Xi măng tạo nên lực hấp phụ hóa học tại bề mặt tiếp xúc của thép và bê tông.
  • Thanh thép được kẹp chặt sau khi bê tông hóa rắn và co lại.
  • Những chiếc móc, điểm uốn cong hoặc điểm hàn các thanh cốt thép giúp tạo khả năng neo. 

Nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép

Hiểu rõ kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép, chủ thầu càng có thêm kinh nghiệm và cơ sở để dự toán nguyên vật liệu sẽ sử dụng. Cùng với đó, khi áp dụng đúng theo nguyên lý, chất lượng và tính an toàn của công trình sẽ được bảo đảm tuyệt đối.

Nguyên lý chọn tiết diện sàn và dầm

Chỉ khi chọn được hình dáng, kích thước tiết diện phù hợp thì khả năng chịu lực mới được đảm bảo. Đồng thời, sự hợp lý trong khâu này vừa giúp tiết kiệm vừa tạo tính thẩm mỹ của tiết diện sàn và đầm nói riêng và cả công trình nói chung. 

Nguyên lý về điều kiện thi công

Điều kiện thi công cũng là yếu tố quan trọng khi bàn đến kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép. Bởi lẽ, địa hình có phần ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định về hình dạng của tiết diện. Ví dụ, chủ thầu không thể áp dụng kết cấu đổ tại chỗ ở vị trí rất cao với một tiết diện dạng chữ l. 

Nguyên lý về cấu tạo khung và lưới cốt thép

Khung và lưới cốt thép phải được thiết kế trùng khớp với tiết diện dự kiến của bê tông cốt thép. Những yếu tố về khoảng cách tối thiểu và tối đa cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Thực tế, chủ thầu sẽ phải ăn cứ vào cách đổ toàn khối hay lắp ghép, từ đó chọn khung dựng đứng hay nằm ngang. 

Đối với nguyên lý liên kết buộc và hàn 

Tính liên kết của bê tông cốt thép cũng như sự ghép nối giữa các thanh thép có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn bởi mối buộc, hàn, nối hay neo. Người thực hiện phải nghiên cứu cẩn thận khâu này để các chi tiết được chắc chắn, không đứt quãng, tránh trường hợp phải hàn ngừa. 

Nguyên lý sử dụng cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo

Trong khung cốt thép, người ta sẽ phân chia thành 2 loại: cốt thép chịu lực và cấu tạo. Cách phân chia này được thực hiện thông qua vai trò và nhiệm vụ mà hai loại trên đảm nhận. 

  • Thép chịu lực: Được kiểm tra bằng tính toán, đảm bảo khả năng chịu lực phát sinh.
  • Phép cấu tạo: Không kiểm tra bằng tính toán, thay vào đó là áp dụng các quy định và kinh nghiệm người thực hiện. 

Việc sử dụng hai loại thép này trong kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép nhằm tạo liên kết cũng như giữ cho cốt thép không bị xê dịch vị trí. Đồng thời, cách này cũng giúp tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, tăng chất lượng bê tông

Nguyên lý về lớp bảo vệ cốt thép

Bảo vệ cốt thép là việc làm cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa thi công cũng như nâng cao tuổi thọ công trình. Theo kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép thì lớp này được xác định từ mép ngoài bê tông đến mép ngoài của cốt thép (vị trí gần nhất). Thành phần làm nhiệm vụ bảo vệ này cũng được quy định rất nghiêm ngặt về đường kính, trị số. 

Nguyên lý về khoảng hở của cốt thép

phần khung cốt thép, cách chọn đường kính cũng nên được cần nhắc bởi điều này ảnh hưởng khá nhiều đến số lượng thanh thép sẽ dùng. Bởi nếu khuôn quá rộng sẽ không thể điều chỉnh được khoảng cách của cốt thép, từ đó không theo được tiết diện ban đầu. 

Kết cấu, nguyên lý cấu tạo bê tông cốt thép là lời giải thích cụ thể nhất về tính chịu lực và chắc chắn của công trình. Đồng thời, thông qua đây mà quý khách hàng có thể hiểu rõ được quy trình xây dựng và chuẩn bị cho khâu đổ bê tông. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *