Tìm hiểu về bê tông không cốt thép

Bê tông cốt thép là nguyên vật liệu xây dựng truyền thống, có độ phổ biến cao. Tuy nhiên, với mức độ yêu cầu khác biệt của các loại công trình cùng sự phát triển trong nghiên cứu lĩnh vực xây dựng của các kỹ sư, rất nhiều các loại bê tông khác đã ra đời thay thế cho cốt liệu bên trong phức hợp bê tông. Bài viết dưới đây, Bê tông Hoàng Cát sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về loại bê tông độc đáo: bê tông không cốt thép.

Bê tông không cốt thép là gì?

Đây là một loại bê tông được sử dụng trong các công trình xây dựng làm dầm, cột, móng, tấm với khả năng chịu tải trọng cao.

Thành phần của loại bê tông này bao gồm phức hợp xi măng, cốt liệu, cát và nước.

Phân loại bê tông không cốt thép

Bê tông không có cốt thép được phân thành hai loại riêng biệt:

  • Bê tông chứa các loại cốt khác, tức là thay vì chứa lõi thép chịu lực, cốt liệu bên trong sẽ được thay thế bằng các vật liệu khác: sợi thuỷ tinh, sợi polyme, cốt inox, sợi carbon,..
  • Bê tông dạng nhẹ, bê tông nguyên khối chịu nén. Ở loại bê tông này, bê tông sẽ được thu từ việc trộn các phức hợp cơ bản cho ra cường độ chịu lực thấp. Đặc biệt là bê tông nguyên khối, chúng thường được sử dụng trong việc thi công xây dựng các vỉa hè, đặc biệt là những khu vực không yêu cầu cao về cường độ bền, chịu kéo.

Ưu và nhược điểm của loại bê tông không cốt thép

Ứng dụng trong thi công xây dựng, để cân nhắc với công trình nào nên sử dụng loại bê tông không có cốt thép, các chủ thầu và kỹ sư nhìn nhận vấn đề dựa trên các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Khắc phục được tình trạng thép bị rỉ do các yếu tố tác động của thời tiết nhờ những phát hiện mới trong việc chế tạo thay thế cốt liệu bê tông: sợi thuỷ tinh, sợi carbon,..
  • Làm cho khối lượng bê tông nhẹ hơn, dễ dàng vận chuyển, gia công và lắp đặt.
  • Dễ dàng trong công tác gia công sản xuất đối với loại bê tông nguyên khối, bê tông dạng nhẹ.
  • Tiết kiệm chi phí ngân sách cho loại bê tông nguyên khối không chứa cốt thép.

Nhược điểm:

  • Bê tông không cốt thép loại cốt khác có chi phí, giá thành thi công đắt đỏ hơn.
  • Các loại cốt khác yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp sản xuất khác, cầu kỳ và tiên tiến hơn.

Phương pháp sản xuất bê tông không cốt thép.

Để sản xuất, gia công các loại bê tông không cốt thép, tuỳ vào loại muốn sản xuất người ta sẽ có phương pháp khác nhau.

Đối với loại bê tông đơn giản nhất, bê tông dạng nhẹ, so với việc sản xuất bê tông cốt thép, người ta chỉ cần loại bỏ bước đặt cốt vào trong lòng khung bê tông. Cụ thể:

  • Bước 1: Họ sẽ chọn lọc số lượng nguyên vật liệu và trộn thành phức hợp theo tỷ lệ.
  • Bước 2: Kiểm tra khả năng làm việc của phức hợp và vận chuyển chúng đến nơi làm việc.
  • Bước 3: Đổ ván khuôn để đúc bê tông, chú ý rung để nén và san đều bê tông.
  • Bước 4: Khi bê tông khô sau một khoảng thời gian thích hợp, cần loại bỏ ván khuôn.
  • Bước 5: Bảo dưỡng thành phẩm với các phương pháp phù hợp tuỳ thời gian và điều kiện cần thiết.

Giá thành đơn vị các loại bê tông không cốt thép.

Do có nhiều loại khác nhau, nên không có một mức giá chung cho các nhóm bê tông này. Dưới đây là mức giá tham khảo cho chi phí sử dụng bê tông không cốt thép trong thi công:

  • Bê tông dạng nhẹ, giá thành dao động từ 250,000 đồng đến 350,000 đồng/m2.
  • Bê tông nguyên khối tươi, giá dao động từ 600,000 đồng đến 1,000,000 đồng/m3.
  • Bê tông cốt sợi thuỷ tinh, giá dao động ở mức 250,000 đồng đến 700,000 đồng/tấm.

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến bạn kiến thức toàn diện nhất về loại bê tông không cốt thép. Với nhiều lợi ích và đặc tính riêng biệt, loại bê tông độc đáo này ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Hãy xem xét, cân nhắc và lựa chọn loại bê tông phù hợp để tạo nên độ bền chắc và giá trị cho công trình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *