Tìm hiểu đặc điểm bê tông sàn âm.

Bê tông sàn âm thường được ứng dụng trong công tác thi công các công trình xây dựng do nhiều ưu điểm từ việc tiết kiệm chi phí hay nâng cao tuổi thọ công trình. Bài viết sau hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu về loại vật liệu độc đáo này nhé!

Bê tông sàn âm là gì?

Đây là một loại sàn bê tông ẩn chứa kết cấu thép đã được dấu dầm mà không cần phải đóng trần thạch cao dày truyền thống, vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian.

Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng bê tông sàn âm trong thi công công trình.

Thu hút nhiều chủ đầu tư cũng như các kỹ sư xây dựng chọn lọc ứng dụng vào thi công công trình, những ưu và nhược điểm của loại bê tông này đã được cân nhắc kỹ càng. Cụ thể:

Ưu điểm

Việc sử dụng loại vật liệu xây dựng này sẽ mang đến những lợi ích.

  • Thi công bê tông sàn âm sẽ làm cho phần sàn thấp hơn, tránh hiện tượng nước bị chảy ra ngoài và tràn vào nền nhà.
  • Không lộ dầm làm mất tính thẩm mỹ, song cũng không cần đóng trần thạch cao để che dầm như các phương án truyền thống.
  • Tiết kiệm ngân sách xây dựng.

 

Nhược điểm

Song song với đó, khi quyết định thi công loại bê tông này cũng cần cân nhắc một số bất cập:

  • Bắt buộc phải tôn nền bằng mặt dầm dẫn đến yêu cầu tăng tải trọng từ lượng thép và chiều dày của sàn.
  • Tốn chi phí việc nâng cốt sàn.
  • Khó khăn trong việc chống thấm cho sàn nhà vệ sinh.
  • Bất cập về sửa chữa khi đường ống có trục trặc.

Bê tông sàn âm được ứng dụng như thế nào?

Với những đặc điểm cùng kết cấu độc đáo, người ta thường chọn xây bê tông sàn lật (sàn âm) ở những công trình nhà dân dụng bao gồm phần sảnh, sân phơi, công trình vệ sinh hay khu vực ban công do đặc điểm thiết kế những khu vực này bao giờ cũng thấp hơn so với phần sàn khu vực phòng khách hay phòng ngủ.

Cụ thể:

  • Phần sảnh: Mục đích khi thi công sàn lật ở khu vực này là giúp ngăn cách, phân chia rõ ràng khu vực, nhiệm vụ, chức năng hai phần nhà ở và sảnh tiếp khách. Đồng thời ngăn việc trào ngược nước nước hoặc lo ngại bị bắn mưa vào trong nhà, hỗ trợ công tác vệ sinh và chống bụi bẩn.
  • Phần sân phơi, ban công hay công trình vệ sinh: Ở các khu vực này, yêu cầu thêm công đoạn hạt cốt sàn bằng mấy cút đáy dập. Tức là ngay từ công đoạn làm kết cấu thép bê tông, việc hạ cốt đáy dầm đã phải được thực thi sao cho bề mặt sàn âm thấp hơn khoảng 3 đến 5cm khi hoàn thiện.

 

Phương pháp sản xuất bê tông sàn âm

Thi công kết cấu thép cho sàn âm và các thanh đan sắt:

Với phương thức tiêu chuẩn, yêu cầu bạn phải có hai loại thép sàn chính là momen dương và momen âm với kết cấu:

  • Cốt thép momen âm bố trí lên trên bản sàn.
  • Cốt thép momen dương đặt dưới bản sàn.

Còn đối với việc đan sắt, các thanh thép được chọn phải đáp ứng yêu cầu đường kính tối đa bằng khoảng 1/10 bản sàn để đáp ứng các yêu cầu chống nứt, gãy.

Bí quyết tôn nền cho kết cấu bê tông cốt thép sàn âm:

Có 6 bước để tôn nền cho kết cấu bê tông cốt thép sàn âm là:

  • Bước 1: Xếp thép theo yêu cầu bô mặt ngắn trước và bô thép lớn sau theo các cạnh dài với chiều dài được tính từ phần mép của dầm xuống móc thép. Chú ý trước khi rải nên đánh dấu để định vị chuẩn xác hơn.
  • Bước 2: Bô thép gối với chiều dài neo được tính từ mép dầm đến phần dài của thanh cốt thép.
  • Bước 3: Dùng thép cấu tạo giữ cho khung thép chịu lực.
  • Bước 4: Dùng con kê là đá loại 1, loại 2 hoặc loại đá granit để kê thành lớp bảo vệ bê tông.
  • Bước 5: Đi thép tại vị trí 2 thép được gối chồng lên nhau với phương ngắn đứng đầu.
  • Bước 6: Chú ý sử dụng thép mũ loại Ø10 hoặc lớn hơn để tránh việc bị dẫm mất chiều cao khi thi công. 

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về loại vật liệu sàn âm đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay: khái niệm, ưu và nhược điểm, ứng dụng hay bí quyết nâng cao hiệu quả cho công tác sản xuất và thi công. Hy vọng, bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích cho công tác kiến tạo nên giá trị công trình trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *