Quy trình thi công cọc khoan nhồi chuẩn cho công trình chất lượng

quy-trinh-thi-cong-khoan-coc-nhoi

Bài viết dưới đây từ Bê tông Hoàng Cát sẽ tổng hợp đến bạn đọc quy trình thi công cọc khoan nhồi một cách chính xác. Đây là một trong những giải pháp làm tăng độ vững chãi và giúp cho công trình tồn tại bền bỉ dù sau thời gian dài sử dụng.

1. Quy trình thi công cọc khoan nhồi

Quy trình thi công cọc khoan nhồi bao gồm những bước theo trình tự dưới đây:

1.1. Bước 1: Khoan

Khi khoan các cọc mới đổ bê tông, chỉ được phép khoan gần các cọc đã đổ bê tông sau khi bê tông trong các cọc đó đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế.

Giữ ổn định vách bằng vữa khoan: Cần duy trì áp lực dung dịch trong lỗ khoan luôn lớn hơn các áp lực gây ra bởi các lớp đất và nước ngầm bên ngoài và độ cao dung dịch từ 1m trở lên.

Sau đó, tiến hành bơm nước ra khỏi hố khoan và làm sạch đáy lỗ khoan.

Khi công tác khoan để chuẩn bị cho quy trình thi công cọc khoan nhồi đã hoàn thành, lớp đất bị xáo trộn hay bị sục lên phải được làm sạch khỏi đáy lỗ khoan để đảm bảo thuận tiện cho những bước tiếp theo.

quy-trinh-thi-cong-khoan-coc-nhoi

1.2. Bước 2: Đổ bê tông

Ngay sau khi hoàn thành công tác khoan, công tác ép vữa và cốt thép cần phải được tiến hành ngay để bắt đầu công tác đổ bê tông sau đó. Tại hố khoan có nước và dung dịch khoan, bê tông phải được đổ theo phương pháp đổ bê tông dưới nước.

Trước khi đổ bê tông, phải tiến hành kiểm tra, đo đạc cao độ để đảm bảo rằng tại đáy hố khoan không có sự tích tụ mùn đất hay các vật liệu khác. Bê tông phải được đổ sao cho không bị phân tầng. Trong và sau khi đổ bê tông, việc bơm và tháo nước phải hết sức thận trọng để tránh gây hư hại cho bê tông mới đổ.

1.3. Bước 3: Ép vữa xi măng

Khi thực hiện ép vữa xi măng trong quy trình thi công cọc khoan nhồi, áp suất ép vữa tại đầu cọc không nhỏ hơn 5.0MPa và được ép ít nhất trong 10 phút. Bên cạnh đó, thiết bị chuyên dùng để ép vữa phải có khả năng ép tới áp suất 10MPa.

1.4. Bước 4: Rút ống vách tạm trong quá trình đổ bê tông

  • Về cao độ bê tông:

Khi ống vách thi công đang được rút lên, cần duy trì một lượng bê tông thích hợp ở bên trong ống để đảm bảo áp lực của nước hoặc đất ở bên ngoài không lớn hơn. Như vậy, các cọc sẽ không bị giảm tiết diện hoặc bị hư hỏng.

Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi đạt được cao độ yêu cầu của đỉnh bê tông. Để tránh ảnh hưởng đến bê tông cọc, việc tháo dỡ các ống vách bằng các thiết bị rung phải được thực hiện và giám sát bởi người có kinh nghiệm.

  • Về mực nước:

Trong trường hợp cao độ mực nước ngầm cao hơn cao độ đổ bê tông đầu cọc yêu cầu, nhà thầu phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng trước khi thi công. Đầu cọc sẽ không được để thấp hơn mực nước ngầm trừ khi có các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

1.5. Bước 5: Cao độ mũi cọc cuối cùng

Trong khi khoan các cọc, Nhà thầu phải đưa ra “hình trụ lỗ khoan”, chỉ ra chiều sâu và các lớp đất khác nhau. Các mẫu không nguyên vẹn cần được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng.

Trong thời gian thực hiện quy trình thi công cọc khoan nhồi, nếu điều kiện đất nền khác với kết quả khảo sát trong khi khoan thăm dò thì nhà thầu phải thông báo ngay lập tức với bên giám sát hoặc thiết kế để bàn bạc hướng xử lý.

2. Kiểm tra chất lượng quy trình thi công cọc khoan nhồi

kiem-tra-chat-luong-thi-cong-coc-khoan-nhon

Cọc khoan nhồi sẽ được thí nghiệm đánh giá khả năng chịu lực dựa trên các kết quả theo phương pháp thí nghiệm nén tĩnh. Trình tự thí nghiệm quy trình thi công cọc khoan nhồi và báo cáo kết quả thí nghiệm phải tuân thủ các quy định hiện hành, cụ thể theo các quy trình quy phạm sau đây:

  • Cọc khoan nhồi – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 9395:2012.
  • Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc trục TCVN 9393:2012.
  • Đề cương thí nghiệm đánh giá sức chịu tải và chất lượng cọc khoan nhồi cần phù hợp TCVN 9395:2012.
  • Việc kiểm định phải được thực hiện bởi đơn vị độc lập đã được Bộ GTVT chấp thuận.

Trên đây là những thông tin được tổng hợp bởi Bê tông Hoàng Cát về quy trình thi công cọc khoan nhồi sao cho chuẩn từng bước để đảm bảo chất lượng công trình. Móng cọc luôn là kết cấu quan trọng nhất trong xây dựng, là nền tảng để giúp cho công trình tồn tại vững bền sau thời gian dài sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *