Phương pháp thi công cốp pha dầm sàn đạt chuẩn

thi-cong-cop-pha-dam-san

Cốp pha dầm sàn là thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về kỹ thuật thi công này. Nội dung dưới đây từ Bê tông Hoàng Cát sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo về phương pháp này.

1. Cốp pha dầm sàn là gì?

Cốp pha dầm sàn là vật dụng quan trọng không thể thiếu để làm khuôn đổ bê tông. Nó dựa trên nguyên tắc giằng đỡ có cấu trúc liên kết âm dương hiện đại.

Thi công cốp pha dầm sàn đòi hỏi sự tỉ mỉ chi tiết, am hiểu chuyên môn từ người thực hiện để đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ, đảm bảo an toàn cho kết cấu. Chúng được đánh giá là thi công thành công khi nó đáp ứng được yêu cầu đưa ra về kỹ thuật, chịu lực tốt để tiếp tục những bước tiếp theo.

cop-pha-dam-san-la-gi

2. Yêu cầu khi thi công  

Việc thi công cốp pha dầm sàn không thể chỉ làm một cách tùy ý mà nó cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn như sau:

  • Đảm bảo hệ thống cốp pha sàn dầm có hình dáng, kích thước đúng với tiêu chuẩn hiện hành quy định, ván không bị cong, vênh. Ví dụ, dầm sàn có khẩu độ lớn hơn 4m phải được thiết kế có trị số độ vồng được tính theo công thức:

f=3L/1000

Trong đó: L là khẩu độ được tính bằng mét.

  • Khuôn đúc bê tông cần phải có ván cốp pha đảm bảo độ cứng, chắc chắn và ổn định để tạo sự dễ dàng trong thao tác lắp đặt và tháo dỡ.
  • Tiến hành lắp đặt cần đảm bảo ghép các chi tiết một cách kín nhất để tạo thành một khối liên kết. Lắp cốp pha dầm sàn trước khi lắp cốt thép vào để chắc chắn hệ thống đúng theo tiêu chuẩn đưa ra.
  • Với trọng lượng lớn nên khi thiết kế và tiến hành thi công cốp pha dầm sàn thì cần tính toán khoảng cách giữa vách khuôn và cốt thép sao cho hợp lý để tăng khả năng chịu lực.

3. Quy trình tháo dỡ cốp pha dầm sàn

Để tiến hành tháo dỡ cốp pha dầm sàn thì trước tiên cần chắc chắn rằng bê tông đã đạt đến cường độ chuẩn để đủ khả năng chịu được trọng lượng của chính nó và có thể tải trọng chịu lực của những kết cấu khác khi thi công các phần tiếp theo.

3.1. Những lưu ý khi tháo dỡ 

  • Thao tác nhanh nhẹn, chắc chắn nhưng phải cẩn thận để không gây ra tác động làm thay đổi ứng suất đột ngột. Giai đoạn này nên được tiến hành với những công nhân, kỹ sư có kinh nghiệm dày dặn về thi công cốp pha dầm sàn.
  • Hạn chế tối đa việc va đập dẫn đến hư hại kết cấu bê tông. Nếu bất kỳ hư hỏng nghiêm trọng nào xảy ra thì cần tính toán để làm lại sản phẩm thay thế.

3.2. Các bước tháo dỡ

  • Giữ lại toàn bộ đàn giáo và cột chống nằm ở tấm sàn và kề dưới tấm sàn sắp được đổ bê tông.
  • Tháo dỡ lần lượt từng bộ phận cột chống cốp pha dầm sàn, đồng thời giữ lại cột chống an toàn với khoảng cách 3 mét và dưới các dầm thường có nhịp lớn hơn 4 mét.
  • Thông thường cốp pha dầm sàn sẽ được tháo dỡ khi cường độ bê tông đạt 50% với bản dầm vòm có khẩu bé hơn 2 mét. Còn đối với bản dầm vòm có khẩu từ 2 mét đến 8 mét sẽ được tiến hành tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 70%. Trường hợp dầm vòm trên 8 mét sẽ tháo dỡ bê tông khi đạt cường độ 90%.

Bê tông Hoàng Cát hy vọng rằng với những chia sẻ thông tin trên đây về mô tả cũng như cách thi công cốp pha dầm sàn chuẩn nhất hiện nay, chúng tôi có thể hỗ trợ thêm kiến thức cho bạn đọc áp dụng trong công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *