Những thông tin cần biết khi đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4

Đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4 cần phải cân nhắc đến nhiều vấn đề để đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiết kiệm chi phí. Đồng thời, vấn đề có cần đổ cột khi thi công nhà cấp 4 hay không cũng là điều khiến nhiều người thắc mắc. Cùng bê tông Hoàng Cát điểm qua những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng nhà cấp 4

Khi nói đến đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4 thì việc thi công đổ móng và đổ mái là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Nắm rõ được hai kỹ thuật này, căn nhà của bạn đã có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền cũng như tính thẩm mỹ. 

Kỹ thuật đổ móng bê tông cốt thép nhà cấp 4

Móng nhà được xem như bệ đỡ cho cả công trình. Chỉ khi đảm bảo nền móng chắc, đúng kết cấu thì mới có thể chịu được trọng lực của cả căn nhà cấp 4. Việc đổ bê tông nhà cấp 4 cho nền móng cần được thực hiện đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng tới kết cấu cũng như tuổi thọ của công trình. 

Hiện nay, người ta thường áp dụng 4 cách đổ móng bê tông cốt thép nhà cấp 4 như sau:

  • Móng đơn: Dạng móng này có các hố móng và khuôn sắt thép để đổ bê tông. Móng đơn có dạng cột, các cột sẽ được liên kết với nhau thông qua hệ thống giằng móng.
  • Móng cọc: Dạng móng này bao gồm phần cọc và phần đài cọc. Kết cầu móng được đóng sâu xuống đất để tạo được độ chắc chắn và phân bổ trọng tải của ngôi nhà. 
  • Móng bè: Bề mặt của móng bè được xây dựng dựa trên khung cốp pha, đảm bảo hình dạng đáy phẳng. 
  • Móng băng: Các dải băng được thiết lập một cách độc lập hoặc có thể giao nhau. Đơn vị thi công sẽ tiến hành đào hố móng xung quanh hoặc song song với khuôn viên, xây dựng bên móng chắn chắn trên khuôn này rồi hấp lại. 

Kỹ thuật thi công mái nhà cấp 4

Nếu như móng nhà là thiết kế giúp chống đỡ, giữ vững cho toàn bộ căn nhà thì phần mái sẽ là kết cấu giúp bảo vệ ngôi nhà từ phía trên. Đặc biệt, đây là vị trí trực tiếp tiếp xúc với ánh mắt mặt trời, mưa gió hay các yếu tố thời tiết khác. Chính vì vậy, việc thi công mái nhà khi muốn xây dựng nhà cấp 4 cũng rất quan trọng. 

Hiện nay, có 3 dạng mái được áp dụng là: mái dốc, mái bằng hay mái ngói. Tùy thuộc vào điều kiện, kết cấu và bản thiết kế mà có thể lựa chọn. 

  • Mái dốc: Để xây dựng loại mái này cần đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế phần chịu lực và phần bảo vệ. Trong đó, phần chịu lực được tạo thành từ hệ thống cột và dầm. Phần bảo vệ có thể lựa chọn chất liệu ngói hoặc tôn… 
  • Mái bằng: Mái bằng là loại mái áp dụng cách thức đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4, đảm bảo khả năng chống thấm, chống nhiệt. Với nguyên liệu là xi măng, cát, đá dăm và nước kết hợp cùng kỹ thuật đầm mái sẽ đảm bảo được chất lượng mái nhà cấp 4.
  • Mái ngói: Loại mái truyền thống này là sự sắp xếp một cách chắc chắn giữa các miếng ngói đặt lên nhau trên một bệ giá đỡ. Mỗi loại họa tiết ngói sẽ mang đến một nét đẹp riêng cho căn nhà cấp 4 truyền thống. 

Giải đáp: có cần đổ cột khi thi công nhà cấp 4 không

Công trình nhà cấp 4 có thể được xây dựng theo phương án: thiết kế tường chịu lực hoặc thiết kế cột bê tông cốt thép nhà cấp 4. Nếu nhà có diện tích nhỏ, trên nền đất vững chắc thì có thể xây tường theo kiểu truyền thống. Song, nếu là điều kiện nền đất yếu, áp dụng đổ bê tông cốt thép thì chắc chắn cần phải có bước đổ cột.

Cách thực hiện này không những giảm áp lực cho nền móng, tạo tính vững chãi mà còn đảm bảo nét đẹp cho căn nhà. Chủ nhà có thể xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại cho đến truyền thống đều phù hợp và dễ dàng thi công với cột bê tông cốt thép. 

Kinh nghiệm đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí

Nhà cấp 4 với không gian rộng rãi, áp dụng được trên nhiều dạng địa hình nên được nhiều gia chủ lựa chọn. Đồng thời, với hình thức đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4 tiêu chuẩn như hiện nay, tuổi thọ của công trình có thể kéo dài đến 30 năm hoặc hơn thế. Song, kinh nghiệm nào nên lưu ý để tiết kiệm được chi phí xây dựng một cách tối ưu nhất.

Trước hết, chủ nhà cần có bản thảo ngôi nhà một cách chi tiết và hoàn chỉnh nhất trước khi tiến hành xây dựng. Hãy đảm bảo rằng đó là thiết kế cuối cùng và không chỉnh sửa thêm để tránh phát sinh các chi phí khác. Xây dựng và bám sát bản vẽ sẽ không dẫn đến bất cứ sai sót nào, hạn chế tình trạng sửa lại nhiều lần làm thất thoát nguyên vật liệu và công sức. 

Có được bản thảo hoàn chỉnh việc tính toán nguyên vật liệu và dự trù kinh phí hoàn toàn dễ dàng. Với những chủ thầu có nhiều kinh nghiệm thì con số dự toán với chi phí thực tế sẽ không chênh lệch nhiều. 

Lúc này, chủ nhà có thể chủ động và quản lý quá trình thực hiện. Thêm vào đó, việc lựa chọn cơ sở cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá rẻ cũng sẽ góp phần hỗ trợ rất nhiều.

Trên đây là những thông tin cần thiết cũng như kinh nghiệm xây dựng và đổ bê tông cốt thép nhà cấp 4. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp gia chủ đưa ra lựa chọn phù hợp, xây dựng thành công căn nhà mơ ước. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *