Lưu ý bạn cần biết khi đổ bê tông tươi

Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi (có tên tiếng anh là  Ready Mixed Concrete) là một loại bê tông được trộn sẵn hay còn được gọi là bê tông thương phẩm. Loại bê tông này được tạo nên từ hỗn hợp cát, xi măng, nước và các phụ gia khác theo tỷ lệ tiêu chuẩn để có thể sản xuất nên một loại bê tông với những đặc tính cường độ khác nhau. 

Khác với các loại bê tông thủ công khác, bê tông tươi không được trộn thủ công tại công trình mà nó được trộn hoàn toàn bằng máy công nghiệp sẵn, sau đó sẽ cho xe vận chuyển đến nơi thi công và tiến hành đổ. Do đó, bê tông tươi được ứng dụng cho đa dạng các loại công trình. Với việc sản xuất tự động bằng máy nên kiểm soát chặt chẽ được cốt liệu từ nguyên liệu đầu vào.

Những lưu ý khi đổ bê tông tươi

Lưu ý về vị trí đổ bê tông tươi

Khi hỗn hợp chưa đông đặc sẽ làm cho bê tông dễ chảy ra xung quanh, vì thế càng đổ gần vị trí thực tế càng tốt nhằm tránh sự phân tầng. Tránh việc đổ bê tông lại thành cụm rồi dùng xẻng cào ra, thay vào đó nên đổ bê tông từng lớp từng lớp theo chiều ngang, trước khi đổ lên trên, mỗi lớp cần được đầm nện kỹ. Trong trường hợp hộp cốp pha hẹp, có nhiều cốt thép thì nên đổ các lớp mỏng, các lớp phải đổ liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông cứng.  

Lưu ý khi trộn bê tông tươi.

Khoảng 2-3 giờ, hỗn hợp sẽ đông cứng. Trường hợp vữa bê tông chưa thể đổ vào vị trí cần đổ thì nên trộn lại để hỗn hợp dẻo. Lưu ý không được thêm nước vào dù thấy bê tông đã khô, nước bị thất thoát. Bởi dù thiếu nước thao tác kém linh hoạt hơn thì chất lượng bê tông cũng không bị giảm. Nhưng nếu bạn thêm nước vào rồi trộn lại thì bê tông sẽ bị nhão và cường độ chịu lực sẽ bị giảm, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Chú ý khi đổ bê tông trên nền bê tông cũ.

Trong trường hợp phải đổ bê tông trên nền bê tông cũ với như ví trí như nối trên sàn, chân cột, dầm ở vị trí nối với cột. Cần chú ý làm sạch bề mặt bề mặt bê tông cũ để có độ bám dính tốt và không bị thấm ở vị trí giáp lai. Dùng đọc làm sạch hết những lớp vữa nhám ở trên bề mặt cột thép do dầm chưa được kỹ nên không tạo thành khối. Nếu có lớp vữa rộp (lớp vữa bong ra trên mặt trên) cũng nên cạo bỏ. Sau đó, rửa qua nước để làm sạch lại rồi dùng nước xi măng loãng để tưới lên các chân cột. Việc dùng nước xi măng nhằm là lớp bám dính, che phủ các chỗ lộ đá. Sau đó tiến hành đưa hộp cốp pha vào vị trí để tiếp tục đổ bê tông.

Lưu ý về mác bê tông

– Mác của bê tông tức chỉ cường độ chịu nén tính theo kg/m2 của mẫu bê tông tiêu chuẩn hình khối lập phương, có kích thước 20x20x20cm, được đúc từ bê tông thực tế và dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm 90-100% trong 28 ngày).

– Mác bê tông phải đạt chuẩn, được quy định trong bản vẽ kết cấu và thi công. Thông thường có các loại mác bê tông như sau: 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Bê tông mác 200 – 250 được ứng dụng trong các kết cấu chịu lực như cột, dầm sàn. Lưu ý,  Bê tông cốt thép không nên ứng dụng loại mác nhỏ hơn 100.

– Trên thực tế, cường độ bê tông phát triển không đều. Có thể đạt 40-50% mác xi măng với khoảng thời gian 3 ngày đầu, còn nếu sau 7 ngày thì đạt 60-70%. Và cường độ sẽ chậm hơn trong những ngày sau, đạt 100% mác trong 28 ngày. Nhưng nếu ở điều kiện thuận lợi, độ rắn chắc của nó có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, vượt rất nhiều lần so với cường độ 28 ngày.

Lưu ý đảm bảo an toàn khi đổ bê tông tươi.

Đổ móng là khâu rất quan trọng của công trình, do đó, khi đổ móng nên kiểm tra xem hố móng có được chống đỡ vững chắc hay chưa, nếu thấy sắp sạt lở thì phải chữa lại trước khi tiến hành đổ bê tông.

Lưu ý, để đảm bảo an toàn, khi thi công không được ngồi trên hai mép cốp pha để đổ, phải đứng khi đầm. Cần hạn chế người đi qua lại phía dưới giáo. Trong suốt quá trình đổ cần kiểm tra thường xuyên và tránh sai sót.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *