KÝ HIỆU QUY ƯỚC THỂ HIỆN BẢN VẼ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

Mỗi yêu cầu trong việc thi công xây dựng khá dài dòng khi thể hiện vào bản vẽ thực nghiệm sẽ gây rối mắt cho cả người xem và người thi công. Để giải quyết triệt để vấn đề này, các kỹ sư đã xây dựng các ký hiệu quy ước thường thấy một cách dễ hiểu, ngắn gọn. Vậy ký hiệu bê tông cốt thép trong bản vẽ được xây dựng như thế nào? 

Bài viết dưới đây, hãy cùng bê tông Hoàng Cát khám phá, lý giải nhé!

Các ký hiệu quy ước:

Dựa trên đặc điểm, tính chất tích hợp kỹ thuật minh hoạ, một số ký hiệu bê tông cốt thép được ra đời:

  • Cốt thép thẳng không móc, không chân được ký hiệu bằng một đường thẳng tức là được nằm trong mặt phẳng của bản vẽ.
  • Chấm tròn biểu đạt mặt cắt của thanh cốt thép.
  • Hình vẽ cho cốt thép có đầu uốn móc nửa vòng tròn tức là đường thẳng với móc nửa vòng tròn sẽ nằm trong mặt phẳng bản vẽ.
  • Hình vẽ đường thẳng với móc ngoéo được chú thích nằm vuông góc so với mặt phẳng của bản vẽ.
  • Hình vẽ đường thẳng có một đầu uốn móc nhọn chỉ cốt thép có đầu móc uốn nhọn.
  • Vật liệu cốt thép có đầu uốn sẽ được ký hiệu song song hoặc nằm vuông góc với mặt phẳng bản vẽ. 
  • Cốt thép có kết cấu đầu ren (bulong).
  • Hình vẽ đầu thanh cốt thép không móc, bị che khuất do dùng nhau chỉ đầu thanh cốt thép không có móc.
  • Ký hiệu nữa nằm trong mặt phẳng bản vẽ chỉ hai thanh cốt thép được hàn nối nhai.
  • Đầu thanh có móc tròn chỉ thanh cốt thép có hai đầu buộc nối nhau.
  • Đầu thanh có mặt vuông chỉ đầu thanh cốt thép có móc nhọn.
  • Mối nối hàn ghép cốt thép được hàn điện một bên.
  • Mối nối hàn ghép cốt thép được hàn điện hai bên.
  • Mối nối hàn điện cốt thép ở hai bên có thanh cặp 
  • Mối nối hàn điện cốt thép ở bốn bên có thanh cặp.
  • Mối nối đối đầu hàn bằng điện.
  • Mối nối thanh cốt thép được hàn máng 
  • Hai thanh cốt thép cắt nhau
  • Bó cốt thép hoặc dây cáp ở trên mặt cắt.
  • Bó cốt thép hoặc dây cáp được luồn ngầm trong đường, trên mặt cắt 
  • Bó cốt thép hoặc dây cáp được luồn phía trong ống bọc.
  • Khung phẳng và lưới.
  • Vẽ chồng khung phẳng hoặc lưới.
  • Ký hiệu cốt thép tròn mềm.
  • Ký hiệu cốt thép cứng 
  • Ký hiệu mô tả số lượng đường kính, chiều dài hay khoảng cách.

Chi tiết, bạn có thể xem qua các hình ảnh dưới đây:

Các quy định về thể hiện bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép:

Dẫu có các ký hiệu rõ ràng nhưng rõ ràng nhà thiết kế không được phép thể hiện bản vẽ không có trình tự kết cấu. Do vậy, các quy định để mô tả bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép cũng được ra đời:

  • Nét vẽ thanh cốt thép phải đậm hơn phần nét vẽ mặt cắt hoặc vẽ kết cấu.
  • Ghi rõ các ký hiệu đã sử dụng, các kích thước cho việc thi công, vị trí các thanh cốt thép, mối nối (hàn), số thứ tự,…
  • Vị trí giao nhau phải thể hiện rõ bằng các nét liền mảnh mặt cắt dọc hoặc nét đứt ở mặt cắt ngang.
  • Mỗi bản vẽ phải đi kèm bảng thống kê cốt thép và bảng phân loại cốt thép được tổng hợp.

Ví dụ:

Bảng thống kê cốt thép​:

Bảng phân loại cốt thép được tổng hợp.

  • Sơ đồ phải ghi rõ tỷ lệ bản vẽ và thực tế:
  • Cốt thép càng lớn thì nét vẽ đường kính càng đậm.
  • Những điều cần lưu ý, chú tâm khi gia công và thi công bản vẽ.
  • Mô tả rõ cách bố trí các cốt thép, vị trí của các đầu neo, dễ hiểu, dễ thi công.

Hình ảnh dưới đây là ví dụ minh hoạ một bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép tuân theo các ký hiệu và các quy định bắt buộc trong thiết kế minh hoạ một bản vẽ.


Trên đây, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản, đầy đủ nhất về ký hiệu quy ước thể hiện bản vẽ kết cấu trong bê tông cốt thép.Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm bắt một cách dễ dàng nhất ký hiệu bê tông cốt thép trong bản vẽ để việc thực hiện, quan sát và thi công công trình không còn quá khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *