Khái niệm và nguyên tắc bố trí cốt đai trong cột

cach-bo-tri-cot-dai-trong-cot

Cốt đai trong cột chiếm giữ một vai trò to lớn, giúp chất lượng công trình được đảm bảo. Việc bố trí thành phần này cần phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Trong bài viết này, hãy để Hoàng Cát mang đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cốt đai cũng như vai trò của cốt đai.

Cốt đai trong cột là gì?

Để kiến trúc có cột thép dọc được đảm bảo giữ đúng vị trí, đạt tiêu chuẩn để ra, cốt đai đã thực hiện rất tốt vai trò như một chiếc đai bảo vệ. Tuy nhiên, đó chỉ là định nghĩa dựa trên vai trò thực tế mà người ta thường thấy. Vậy cụ thể cốt đai trong ngành xây dựng được định nghĩa như thế nào?

Khái niệm

Cốt đai là bộ phận quan trọng trong quá trình thi công bê tông cốt thép. Cùng với 3 thành phần khác như: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Sự kết hợp của các bộ phần này mang lại sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn về độ chịu lực, độ đàn hồi và thời gian tồn tại bền bỉ. 

Thực chất, cốt đai là loại cốt thép được sử dụng đặt bên trong cấu kiện. Bộ phần này mang lại giá trị chịu lực cắt bên trong cốt thép, đóng vai trò then chốt trong việc tạo khung và định vị vị trí trong quá trình thi công.

bo-tri-cot-dai-trong-cot

Cấu tạo

Tùy vào quy mô và dạng công trình mà người ta sẽ sử dụng các loại cốt đai khác nhau. diện tích của bộ phận này sẽ được tính toán và thiết kế trước với công thức riêng, đảm bảo phù hợp với công trình. Hiện nay, có các dạng cốt đai như: có 1 nhánh, có 2 nhánh và có 4 nhánh. Chi tiết cấu tạo cốt đai được sử dụng cho từng dạng cột thép như sau:

  • Cốt thép dọc: đường kính cốt đai ở khoảng 10 – 32mm. Cốt đai ít nhất 2 nhánh nếu lắp đặt trong dầm b>150.
  • Cốt thép dọc kết cấu: đường kính ở khoảng 10 – 12mm, cao hơn 700mm. Đặc biệt, cốt đai cần phải đặt thêm cốt thép kết cấu ở mặt bên.
  • Lưới đai: đường kính ở khoảng 6 – 8mm. Kết cấu này có liên kết với cột dọc.

Cách bố tri

Có hai nguyên tắc khá quan trọng mà người thực hiện nên tuân thủ khi thi công đặt cốt đai trong cọc. Đó là bố trí thép đều dọc theo cọc, đồng thời, ở phần đầu thì lượng cốt đai cần phải dày hơn.

Trước hết, việc bố trí đều sẽ giúp cân bằng momen âm dương khi cẩu lắp. Tiếp đặt cốt đai dày hơn ở phần đầu sẽ giúp tăng lực chịu tải trọng cục bộ trên toàn cọc.

Trước khi tiến hành lắp đặt, bố trí cốt đai, người ta cần phải có những tính toán cụ thể về khoảng cách trong dầm cột. Trong đó, 3 yếu tố sử dụng để tính toán là: đường kính, số nhánh n, theo công thức như sau: 

phuong-phap-bo-tri-cot-dai

Vai trò của cốt đai trong kết cấu cột

  • Cốt đai đảm nhận vai trò cố định thép chịu lực và thép cấu tạo.
  • Cốt đái tạo thành khung, ngăn chặn sự xê dịch vị trí trong quá trình thi công
  • Khi kết hợp cùng với cốt xiên, cốt đai có vai trò chịu nội lực cắt trong dầm và cột. 
  • Hỗ trợ tiết kiệm tiết diện chịu được momen bằng cách gắn vùng bê tông chịu nén với vùng bê tông chịu kéo. 
  • Góp phần tăng khả năng chịu nén của bê tông.
  • Giảm thiểu tình trạng nở ngang do thay đổi nhiệt độ.
  • Cốt đai giúp chống phình, chịu được ứng suất do co ngót.

Những lưu ý khi thi công cốt đai trong cột

  • Đặc biệt lưu ý đến việc tính toán phần gia cố đất và kiểm tra độ bền cắt trong trường hợp ván liên hợp có tải trọng lớn.
  • Quy trình thực hiện bố trí cốt đai cần tuân thủ nguyên tắc và công thức tính khoảng cách.
  • Bố trí thép đều trong cọc để cọc có thể chịu được cả hai tải trọng.
  • Tăng khả năng chịu tải, tránh gãy đầu cọc bằng cách tăng độ dày cốt đai đầu cọc.

Cốt đai trong cột là bộ phận có vai trò quan trọng, góp phần tăng khả năng chịu nén của bê tông và hỗ trợ quá trình thi công được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng tiêu chuẩn. Việc bố trí cốt đai cần phải thực hiện thông qua các bước: đo đạc, tính toán, xác định đúng vị trí. Hy vọng những thông tin mà Hoàng Cát cung cấp phần nào giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng về nội dung này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *