Khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ

mai-be-tong-cot-thep

Bởi có nhiều khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ nên nhiều khách hàng đắn đo trong quá trình lựa chọn. Để đưa ra quyết định phù hợp nhất, hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu ngay ưu nhược điểm của hai loại sản phẩm trên. Đồng thời, dựa vào những yếu tố về kết cấu, tính hiệu quả, mức giá cũng như thị hiếu sử dụng để so sánh qua bài viết dưới đây.

Khác biệt về kết cấu

Khi nói đến sự khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ, kết cấu của sản phẩm được tạo thành là yếu tố hàng đầu cần được đề cập.

Mái bê tông cốt thép hay còn được biết đến là loại mái truyền thống, được sử dụng rộng rãi vì đáp ứng được các yêu cầu của ngành. Trong đó, đổ toàn khối và không toàn khối là hai hình thức của loại mái bê tông này.

  • Đổ toàn khối: Bao gồm hai phần là lớp li tô và lớp mái ngói. Trong đó, lớp li tô sẽ được đổ trong sắt hộp hoặc khung nhôm còn đối với mái ngói sẽ được cố định bằng ốc vít ở phía trên. 
  • Đổ không toàn khối: Chỉ đổ một phần mái xung quanh viên. Tại những khu vực còn lại, sử dụng thép, khung nhôm với kết cầu nhẹ để lắp ráp giúp đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.

Mái bê tông cốt thép

Bên cạnh đó, phương án thi công với mái bê tông nhẹ cũng đang dần được du nhập và phổ biến hơn tại Việt Nam. Theo đó, kết cấu của mái nhà là những khối Dầm và Block có kết cấu hoàn toàn giống nhau khi được sản xuất đồng loạt. Sau khi được vận chuyển cùng một lúc đến công trường, từng mảng bê tông nhẹ sẽ được lắp ghép trên giàn đỡ bằng sắt thép. 

Mái bê tông siêu nhẹ

Giá trị sử dụng và tính hiệu quả 

Để nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ, tính hiệu quả và giá trị sử dụng là yếu tố tiếp theo cần được đánh giá. Dưới đây là các điểm nổi bật:

  • Phương pháp thi công: Bê tông cốt thép cần phải thực hiện trực tiếp tại công trình. Tính hiệu quả không cao bởi cần phải có sự chuẩn bị máy móc, thiết bị. Như vậy, số lượng thực hiện trong một ngày không quá lớn. Bê tông nhẹ có thể thực hiện tại nhà máy, vận chuyển và lắp ghép đồng loạt nên đảm bảo được tính đồng bộ.
  • Thời gian thi công: Bê tông cốt thép cần huy động một lượng lớn nhân công để gấp rút thực hiện trước khi bê tông hỏng. Với bê tông nhẹ, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi sản phẩm đã có sẵn khi lắp ghép tại công trình. 
  • Hiệu quả sử dụng: Mái bê tông cốt thép dễ xuất hiện tình trạng thấm dột, bể hoặc hư hỏng qua thời gian sử dụng. Bê tông siêu nhẹ có kết cấu và công nghệ chắc chắn hơn, đảm bảo chất lượng hơn. 

Khác biệt về mức giá

Một trong sự khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ lớn nhất chính là chi phí xây dựng. Trên thực tế, mức giá để làm mái bê tông nhẹ sẽ thấp hơn so với bê tông truyền thống. Con số có thể đến lên 40% khi giá thị trường của bê tông siêu nhẹ hiện nay dao động từ 550.000/m2 đến 650.000/m2. 

Thị hiếu sử dụng của thị trường xây dựng

Sự khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ đã tạo nên sự chênh lệch về thị hiếu sử dụng của thị trường. Hiện nay, mái bê tông cốt thép được đánh giá là chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho đơn vị thi công. Mặc dù, đây là hình thức được sử dụng từ rất lâu. 

Trong khi đó, tại phương Tây, phương pháp hiện đại với bê tông nhẹ được ưa chuộng hơn khi có ưu điểm là thi công nhanh, tiết kiệm được nguyên vật liệu, ít có sai số. Cho đến nay, công nghệ, quy trình thực hiện đã được nhiều đơn vị chuyển giao và thực hiện rất hiệu quả. Đây hứa hẹn sẽ là phương án thay thế tối ưu mà nhiều chủ thầu đang tìm kiếm.

Hiểu rõ được sự khác biệt giữa mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ sẽ giúp chủ thầu đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Các yếu tố so sánh được đề cập trên đây, là cơ sở để so sánh giữa hai phương pháp. Từ đó, đưa ra nhận định đâu là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *