Giới Thiệu Về Bê Tông Asphalt Và Những Điều Bạn Cần Biết

Bê Tông Asphalt

Bê tông Asphalt ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhờ vào các đặc điểm ưu việt. Bài viết dưới đây từ Bê tông Hoàng Cát sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại vật liệu xây dựng này.

1. Bê tông Asphalt là gì?

Bê tông Asphalt là loại bê tông được tạo nên bằng cách trộn bitum, cát, sỏi, đá dăm… có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng sản phẩm cũng như mục đích của người sử dụng. 

Bê tông Asphalt còn có tên gọi khác là bê tông nhựa và nó được sử dụng nhiều nhất để làm kết cấu của mặt đường, nhất là đường sân bay, đường cao tốc, đường thành phố. 

Người ta sẽ tiến hành chế tạo bê tông Asphalt bằng hai phương pháp:

1.1. Phương pháp trộn nóng

Để tạo ra bê tông Asphalt bằng cách trộn nóng thì đòi hỏi các loại vật liệu cần được làm nóng ở nhiệt độ từ 140 đến 180 độ C, bột khoáng cần tơi, khô, không bị vón cục. Lúc này băng tải nóng được chuyền lên máy trộn, nhựa được sấy nóng và trộn ở bên trong thùng trộn. 

1.2. Phương pháp trộn nguội

Khi chế tạo bê tông Asphalt bằng cách trộn nguội thì vật liệu không cần phải làm nóng, Bitum cần giữ ở dạng lỏng. Sau đó tiến hành trộn giống như các công đoạn của phương pháp trộn nóng. 

Bê tông Asphalt là gì

2. Những tính chất nổi bật của bê tông Asphalt

2.1. Tính chất theo Điều kiện nhiệt độ

Tính chất bê tông Asphalt sẽ có sự thay đổi đáng kể tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ:

  • Khi ở nhiệt độ thấp thì bê tông Asphalt thường mang tính chất giòn.
  • Khi ở nhiệt độ thường thì bê tông Asphalt có tính dẻo và khả năng đàn hồi cao. 
  • Khi ở nhiệt độ cao thì bê tông Asphalt sẽ có tính chảy dẻo. 

2.2. Tính chất theo Cường độ chịu nén

Đối với tính chất cơ học thì bê tông Asphalt phụ thuộc phần lớn vào độ ổn định của các điều kiện khác nhau:

  • Cường độ chịu nén tại mức nhiệt độ 50 độ C là khả năng ổn định của các vật liệu làm bê tông.
  • Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 20 độ C là độ đạt tiêu chuẩn của bê tông. 
  • Cường độ chịu nén ở nhiệt độ 0 độ C biểu thị khả năng chống nứt.

Bê tông Asphalt ngoài loại chứa khoáng Bitum thì sẽ có chứa các hỗn hợp tạo nhám, đá nhựa hạt mịn, đá nhựa cao cấp…

3. Ứng dụng chủ yếu của bê tông Asphalt

Khi được dùng ở các vai trò khác nhau thì bê tông Asphalt đều thể hiện được công dụng tuyệt vời của nó, thể hiện ưu thế nổi bật so với bê tông truyền thống.

Ứng dụng bê tông Asphalt

  • Khi đóng vai trò là cốt liệu nhỏ thì bê tông Asphalt đảm nhận nhiệm vụ chèn lấp các lỗ rỗng ở giữa các hạt cốt liệu lớn. Từ đó nó sẽ làm tăng độ đặc và đảm bảo sự chắc chắn cho công trình. 
  • Khi đóng vai trò là cốt liệu lớn thì bê tông Asphalt đảm nhận nhiệm vụ như là một bộ khung cứng cáp có khả năng chịu lực. Điều này sẽ làm tăng khối lượng của hỗn hợp, từ đó giảm được giá thành, giảm chi phí tối ưu. 
  • Khi đóng vai trò là bột khoáng thì bê tông Asphalt sẽ giúp làm tăng phần diện tích của bề mặt hỗn hợp cốt liệu. Từ đó nó sẽ làm thay đổi về cấu trúc của Bitum, độ đặc của hỗn hợp tăng lên. 
  • Khi đóng vai trò là Bitum thì bê tông Asphalt sẽ được kết hợp với bột khoáng và tạo thành chất kết dính cốt liệu. Ngoài ra, nó sẽ dùng để tạo nên độ dẻo cho hỗn hợp bê tông Asphalt khi tiến hành thi công công trình. 

Hy vọng qua bài viết của Bê tông Hoàng Cát, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vật liệu xây dựng bê tông Asphalt cũng như các tính chất đặc trưng của nó. Mong rằng nhờ vào đó, các bạn có thể lựa chọn được vật liệu phù hợp cho công trình của mình.. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *