Đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt: nên hay không?

be-tong-cot-thep-nen

Có một sự thực rằng 99% nhà thầu xây dựng khi nhận thi công xây nhà sẽ không thực hiện bước đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt. Tuy nhiên, việc đổ bê tông này lại đóng một vai trò khá quan trọng trong độ bền chắc của công trình. Vậy liệu có nên đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt hay không? Bài viết sau đây hãy cùng Bê tông Hoàng Cát khám phá và tìm hiểu nhé!

Bê tông cốt thép nền là gì?

Đây là một dạng nền bê tông kết hợp ván khuôn và phần lõi cốt thép bên trong. Theo đó, cốt thép gia lực sẽ được nhúng vào nền trước khi đổ và được đông kết độc lập hoặc kết hợp rồi mới đến sự đông kết của bê tông và các cốt thép dạng thanh bên trong.

Nhìn chung kết cấu này là phức hợp gồm hai vật liệu chính là thép và bê tông để chống lại lực kéo, lực cát và chiếm các lực nén, giúp nền nhà được liên kết chặt chẽ với giằng móng, móng đài để tạo độ vững chắc.

Vì sao phải đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt?

Để lý giải vấn đề này, cùng điểm qua các tác dụng của việc đổ bê tông cốt thép tầng trệt:

  • Tăng độ vững chắc cho nền móng, gia tăng sức chịu tải trọng và hạn chế sụt lún.
  • Gia tăng sức chịu từ tải trọng lớn.
  • Hạn chế nguy cơ sụt lún.

Trường hợp nào bắt buộc phải đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt?

5 trường hợp dưới đây yêu cầu chủ nhà và chủ thầu bắt buộc phải đi đến quyết định đổ bê tông cốt thép cho phần nền này:

Thứ nhất, khi công trình có nền đất yếu. Thường thì những nơi có nền đất tốt, người thợ chỉ cần đổ cát để san lấp hay xà bần sạch, tưới nước đầm kỹ và độn một lớp bê tông móng có đá trước khi cán nền bằng hồ và lát lại một lớp gạch bề mặt để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên khi đất công trình thuộc nhóm đất yêu như đất sìn thì bắt buộc phải đổ bê tông cốt thép để tránh những hiện tượng dịch chuyển gây sụt, lún, thấm hay bị bùng gạch.

Thứ hai, khi nhà nằm trong khu vực di chuyển của nhiều phương tiện có tải trọng lớn, móng nhà lại yếu dẫn đến phần trệt ẩm ướt, gạch lát bị bung hết lên.

Thứ ba, tầng trệt gia đình có nhu cầu làm nhà kho hoặc chứa các phương tiền cần diện tích và khối lượng lớn thì cần thực hiện quá trình này để ngăn chặn nguy cơ bị bung lên.

Thứ tư, nên đổ bê tông cốt thép cho tầng trệt để phòng tránh trước nguy cơ bị thấm. Đặc biệt là những công trình toạ lạc gần khu vực sông hồ, đầm lầy.

Cuối cùng là trường hợp công trình thi công chưa được kiên cố. Khi này, nếu không có lớp bê tông cốt thép bảo vệ, ngôi nhà của bạn rất dễ bị sụt lún, gạch nền bung khi những ngôi nhà xung quanh đào móng hoặc ép cọc bê tông.

Đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt có tốn kém nhiều chi phí không?

Thông thường, các gia chủ hay chọn đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt loại thép phi 9 hoặc 10, bê tông M250 với độ dày khoảng 8 hoặc 10 cm, do đó, mức chi phí sẽ dao động từ 265,000 đồng/m2 đến khoảng hơn 300,000 đồng/m2.

Chi phí này sẽ bao trọn tổng hòa của các loại chi phí sau:

  • Chi phí vật tư bao gồm khối lượng bê tông, khối lượng thép phi và một vài chi phí lặt vặt, phát sinh không đáng kể.
  • Chi phí thuê nhân công bao gồm: chi phí nhân công gia công lắp đặt khung thép và thù lao cho nhân công đổ bê tông tươi.

Nhìn chung, đổ bê tông cốt thép nền tầng trệt là một việc nên làm để hạn chế, phòng tránh triệt để các nguy cơ, hậu hoạ về sau. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết, là nguồn tham khảo bổ ích cho hành trình xây dựng công trình bền chắc, kiến tạo những giá trị tương lai của chính bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin đề xuất bê tông tươi Bình Phước của công ty Hoàng Cát là sự lựa chọn hàng đầu mà quý khách nên xem xét qua bởi sự thiết thế sáng tạo, giá cả hợp lý và đảm bảo được tiến độ công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *