Dầm bê tông cốt thép là gì? Tìm hiểu về dầm BTCT

Trong khu vực bê tông An Phú, dầm bê tông cốt thép được sử dụng rất phổ biến. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm xây dựng dầm bê tông cốt thép, bê tông Hoàng Cát chúng tôi sẽ cung cấp cho người những thông tin bổ ích, cần thiết khái niệm, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại sản phẩm này rong bài viết dưới đây.

Dầm bê tông cốt thép là gì?

Dầm bê tông cốt thép được hiểu là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép, được tạo ra từ dầm bê tông ( xi măng, cát, đá) kết hợp với thép. Hình dạng của chúng thường là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Tuy vào diện tích của công trình xây dựng mà chúng có kích thước khác nhau.

Loại cấu kiện này thường dùng để gối lên cột trong nhà hoặc ở các công trình xây dựng khác. Đây là loại cấu kiện chịu uốn và có thể chịu được lực nén, tuy nhiên khả năng chịu uốn tốt hơn khả năng chịu nén. Do đó, người ta thường nghĩ đến dầm bê tông cốt thép với khả năng chịu uốn tốt.

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Trong dầm bê tông có cốt thép, cốt thép gồm những bộ phận sau: cốt dọc cấu tạo, cốt dọc chịu lực, cốt đai và cốt xiên (có hoặc không). Trong mỗi dầm đều tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai. 

Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có      đường kính = 12-40 m.m và cốt đai được dùng để chịu lực ngang có đường kính ít nhất là 4mm (nhóm CI hoặc AI). 

Ngoài ra, còn có lớp bảo vệ cốt thép Ao, đây được hiểu là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép. Trong đó Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai và Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Lớp này có tác dụng giúp thép không bị hoen rỉ sét.

Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo cho việc đổ bê tông không bị kẹt đá 

Dưới đây là quy định tiêu chuẩn về kích thước :

  • ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;
  • ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.
  • ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;
  • ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

Người đọc thể dựa vào những điểm cơ bản này để nắm rõ hơn về sản phẩm cũng như đưa ra lựa chọn tiêu dùng tốt nhất. Lưu ý rằng, kết cấu dầm bê tông cốt thép nhà dân dụng và kết cấu công trình xây dựng lớn sẽ có sự khác biệt nên người đọc cần tìm hiểu rõ để đưa ra quyết định mua hàng phù hợp. 

Nguyên lý hoạt động 

Quá trình hoạt động của dầm từ lúc mới đặt tải cho đến phá hoại

  • Khi tải trọng chưa lớn (ở mức khởi động), dầm còn nguyên vẹn nhưng khi gia tăng tải trọng, dầm bắt đầu xuất hiện những khe nứt thẳng với trục dầm ở đoạn dầm có moment lớn và những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa, đây là chỗ có lực ngang lớn.
  • Khi tải trong lớn, dầm bị phá hoại hoặc ở vị trí tiết diện xuất hiện khe nứt thẳng góc, hoặc tại tiết diện có khe nứt nghiêng.
  • Trong quá trình đặt tải, độ võng của dầm tăng lên.Trong trạng thái giới hạn của dầm theo khả năng chịu lực (tức là theo cường độ) được đặc trưng bằng việc phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết diện nghiêng.

Xem thêm: Bê tông đá rửa là gì? Tìm hiểu về bê tông đá rửa

Những lưu ý khi thiết dầm bê tông cốt thép

  •  Bảng thống kê phải trình bày hình dạng và kích thước của cốt thép
  • Trên mỗi cốt thép đều được kí hiệu bằng một con số và được đặt trong vòng tròn
  • Đặt số liệu của cốt thép ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ. Thường thì sẽ ghi ở nơi cốt thép xuất hiện lần đầu và có thể được nhắc lại ở nhiều nơi.
  • Thể hiện đầy đủ ký hiệu và kích thước của cốt thép
  • Nếu mặt cắt có hình dạng và kích thước giống nhau thì có thể ghi một lần ở một mặt cắt đại diện
  • Cần thể hiện và ghi chú chiều dày lớp bê tông bảo vệ trên bản vẽ một cách rõ ràng
  • Khi bố trí cần chú ý bảo đảm đủ yêu cầu về các khe hở của cốt thép.
  • Ghi chú số liệu trong bản vẽ một cách cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *