Dầm bê tông cốt thép là gì? Nguyên lý và cấu tạo

dam-be-tong-cot-thep

Dầm bê tông cốt thép đóng vai trò to lớn trong sự thành công của một công trình nhà ở. Vậy nguyên lý, cấu tạo của hệ thống dầm bê tông này như thế nào. Cùng Hoàng Cát tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như tham khảo qua cách thi công công trình qua bản vẽ có sẵn.

Tìm hiểu khái niệm và nguyên lý cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép là gì chắc chắn không là vấn đề quá quen thuộc đối với những ai ở trong lĩnh vực xây dựng. Song, đây vẫn là thông tin khá mơ hồ đối với nhiều người. Điểm qua những nội dung cơ bản nhất về dầm bê tông cốt thép, bao gồm khái niệm, kết cấu, nguyên lý.

Khái niệm 

Dầm bê tông cốt thép đảm nhận vai trò là thanh chịu lực trong công trình xây dựng. Dầm có thể được thiết kế nằm ngang hoặc nằm nghiêm, đảm bảo đỡ được các bản dầm tường hay mái nhà. 

Đúng như tên gọi, dầm bê tông cốt thép sẽ được cấu tạo từ loại kết cấu là bê tông và cốt thép. Về hình dạng cũng như kích thước, người thực hiện sẽ căn cứ vào tính chất và điều kiện của công trình để quyết định. Thông thường, dầm sẽ có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. 

Hiện nay, đây chính là lựa chọn phổ biến khi xây dựng nhà ở dân dụng cũng như các công trình quy mô lớn. Điều này là bởi những điểm mạnh như: khả năng chịu uốn, chịu nén tốt. 

dam-be-tong-cot-thep-la-gi

Nguyên lý 

Nguyên lý hoạt động của dầm bê tông cốt thép bắt đầu từ lúc dầm còn nguyên vẹn, tức chưa chịu tải trọng lớn. Khi tiến tăng tải trọng, các khe nứt có phương thẳng góc với trục dầm sẽ bắt đầu xuất hiện ở đoạn có mô men lớn. Ngược lại, ở đoạn dầm gần gối tựa sẽ xuất hiện những khe nứt có phương nghiêng. 

Khi trọng trải vượt qua mức chịu đựng, dầm sẽ bị phá hoại. Lúc này, khe nứt vẫn có phương thẳng góc hoặc nứt nghiêng, và rõ rệt hơn. Như vật, cách dầm hoạt động dựa trên mức độ đặt tải trọng và thể hiện bằng các phương nứt của tiết diện. 

Cấu tạo cơ bản của hệ thống dầm bê tông cốt thép

Hai thành phần chính cấu tạo nên dầm bê tông cốt thép chính là bê tông và cốt thép. Trong đó, bê tông được sản xuất từ những nguyên vật liệu như: cát, xi măng, đá, nước và phụ liệu. 

Đối với cốt thép sẽ bao gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt xiên và cốt đai. Thực tế bên trong mỗi dầm sẽ có sự kết hợp của 4 cốt dọc tại 4 góc, kết hợp cùng cốt đai. Riêng về cốt xiên, có thể có hoặc không. 

Thi công dầm bê tông cốt thép đúng tiêu chuẩn

Dầm bê tông cốt thép trước khi tiến hành thi công cần được đặt trên bản thiết kế, có bản vẽ rõ ràng để tránh sai sót. Bất cứ những lỗi nào trong khâu này cũng sẽ dẫn đến sự thất thoát về nguyên vật liệu, chi phí nhân công và đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Một đó điểm cần lưu ý trước khi thi công bao gồm:

  • Việc thiết kế bản vẽ cần được thực hiện dựa trên số liệu được tính toán kỹ lưỡng trước đó. 
  • Các ký hiệu và kích thước cần phải được ghi chú rõ ràng, đầy đủ, đặc biệt là bề dày của lớp bảo vệ.
  • Đặt ra những dự phòng cụ thể về khoảng hở của cốt thép.
  • Dầm bê tông cốt thép cần phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kích thước.
  • Những số liệu trong bản vẽ kết cấu cần được ghi chú cụ thể. 
  • Trong thi công, cốt thép phải được ký hiệu bằng các con số riêng biệt. Vị trí ghi số là trong vòng trong.
  • Hình dạng và kích thước của cốt thép cần được thể hiện rõ trong bản vẽ và bảng thống ghê.
  • Những mặt cắt với hình dạng và kích thước bằng nhau có thể ghi một lần.

thi-cong-dam-cot-thep-be-tong

Dầm bê tông cốt thép là kết cấu có sự ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nhiều đơn vị nhà thầu và gia chủ ưu tiên lựa chọn trong dạng công trình nhà ở hiện đại với những ưu điểm nổi bật. Những thông tin cơ bản về loại dầm này sẽ là cơ sở để quý khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *