Cổ cột là gì?

co cot

Cổ cột là một trong những cấu kiện quan trọng trong công tác thi công các công trình. Vậy thực chất, cổ cột là gì, bê tông cổ cột được xử lý theo quy trình như thế nào? Bài viết dưới đây, bê tông Hoàng Cát sẽ đem đến cho bạn một câu trả lời đầy đủ, trọn vẹn nhất!

Cổ cột là gì?

Cổ cột là một cấu kiện xây dựng, thường được đặt theo phương thẳng đứng với trách nhiệm chịu nén, truyền tải trọng công trình xuống phần móng cột. Bê tông cổ cột thường được thi công ngay sau khi bê tông móng cột đã đảm bảo độ đông cứng.

Cần chuẩn bị gì trước khi đổ bê tông?

Đổ bê tông nghe có vẻ đơn giản nhưng lại yêu cầu khá nhiều sự tỉ mỉ của người kỹ sư, người công nhân ngay từ những bước đầu tiên. Để cho quá trình diễn ra trọn vẹn, nhanh chóng, trước khi tiến hành gia công, gia chủ cần chuẩn bị:

  • Tính toán lượng nhân lực cần thiết.
  • Chuẩn bị các máy móc thiết bị cần thiết: máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy mài bê tông, máy xoa bê tông,..
  • Đo lường trước thời gian thi công.
  • Cân nhắc các phương án bảo hộ an toàn.
  • Kiểm tra các nguyên vật liệu: làm sạch cốp pha, cốt thép, kiểm tra khuôn đúc, giàn giáo, các chi tiết bê tông: tường, cột, vách,..
  • Kiểm tra sàn đổ bê tông cốt thép phải nhẵn, không ngập nước.
  • Kiểm tra cốp pha, cốt thép đảm bảo chắc chắn kín, khít, không bị xô lệch.

Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật

Tay nghề, kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng xác định tính thành công trong quá trình đổ bê tông. Theo đó, có một vài nguyên tắc bắt buộc sau:

  • Đổ liên tục, không được ngừng tay giữa chừng. Trong trường hợp bất khả kháng phải tìm những điểm chịu lực mô men uốn nhỏ đến tránh phá kết cấu bê tông.
  • Nếu đổ bê tông phân thành các đợt không liên tục thì phải xử lý bề mặt của lớp bê tông trước trong lần đổ tiếp.
  • Chiều dày lớp bê tông phải đảm bảo theo đúng bản vẽ để khớp với bán kính của dầm.
  • Bê tông đổ xong phải được bảo vệ, che chắn chống bụi hoặc nước, ẩm.

Quy trình đổ bê tông

Bước 1: Đổ bê tông móng

Đầu tiên, người thợ phải xử lý phần bê tông móng. Trước khi đổ, người thi công phải đặt lưới thép móng theo đúng mô tả trong bản vẽ để tránh các hậu quả sai phương của lực, hạn chế tác dụng hệ kết cấu và ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.

Khi đổ bê tông, phải đảm bảo bề mặt đúng theo độ cao kích thước đã thiết kế, nhẵn phẳng và có độ dốc, phân bố bê tông đều kết cấu, bê tông phải trộn khô để tránh chảy.

Nguyên tắc đổ bê tông móng là đổ vị trí xa trước rồi mới đến vị trí gần. Chú ý tuyệt đối không để hố móng bị ngập nước làm sụt giảm kết cấu bê tông.

Bước 2: Đổ bê tông cổ cột

Ở bước này, trước khi gia cố, người thợ công trình phải làm sạch phần bê tông trong lòng cốt thép bằng nước sau đó mới được đổ phần xi măng pha loãng vào để liên kết hai lớp bê tông cũ và mới. 

Trường hợp công trình đặt các cột sát mặt tường nhà bên cạnh, khi thi công nên tránh đặt thêm tấm cốt pha vào giữa tường nhà và khen cột mà nên chèn tấm xốp vào vị trí tấm cốt pha để tránh khó khăn trong tháo dỡ về sau.

Khi đổ bê tông qua máng nên tuân theo nguyên tắc sao cho chiều cao rơi tự do không quá 2m.

Gia chủ cũng nên chú ý với kết cấu có cửa thì nên bịt kín cửa trước khi đổ.

Bước 3: Đổ bê tông dầm sàn

Khi thi công, tuỳ vào kết cấu dầm mà cân nhắc hai phương án đổ bê tông dầm sau:

  • Khi chiều cao dầm bé hơn 50 cm, có thể đổ chung bê tông dầm và bản sàn.
  • Khi chiều cao dầm lớn hơn 80cm, nên đổ riêng bê tông dầm và bê tông bản sàn.

Nguyên tắc đổ bê tông dầm sàn là đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn thay vì đổ liên tục dọc chiều dài dầm.

Bên cạnh đó, khi đổ cũng cần chú ý ngừng 1 đến 2 giờ khi độ cao cách mặt đáy dầm tầm 5cm để tạo thời gian cho bê tông co ngót. 

Bước 4: Đổ bê tông sàn

Giai đoạn cuối cùng, cần đổ phần bê tông sàn. Có cấu tạo gần tương tự dầm nhưng sai lệch một chút về mặt cắt ngang rộng và chiều dài nhỏ hơn nên không yêu cầu cốt thép khung và đai. 

Dù bê tông sàn không cần chống thấm hay chống nóng nhưng các kỹ sư thi công tuyệt đối không nên chủ quan quy trình bảo dưỡng vì chúng vẫn có nguy cơ nứt,vỡ. Ở quy trình này, bạn nên đổ thành các dải và chú ý khống chế độ cao bằng nhau ở các cữ.

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến bạn những lý giải chi tiết về vấn đề cổ cột là gì? Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn đã có thể nắm rõ một vài kiến thức lý thú, bổ ích về xây dựng, thi công công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *