Cấu tạo các loại sàn bê tông cốt thép

cau-tao-san-be-tong-cot-thep

Được giới xây dựng truyền tai nhau cái tên “sàn bê tông cốt thép”, liệu rằng loại vật liệu thi công này chỉ gồm thép và bê tông hay còn được cấu thành từ hợp chất nào khác? Trên thị trường hiện nay, sàn bê tông cốt thép đang được rao bán với những loại hàng nào?

Bê tông Hoàng Cát sẽ làm sáng rõ vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây!

Giới thiệu sàn bê tông cốt thép

Cái tên thể hiện bản chất, sản phẩm vật liệu này thực sự là hòa trộn giữa lớp bê tông dày dặn, cứng cáp bên ngoài và cốt thép bên trong.

Dựa trên tính chất vật lí từng nguyên liệu, hỗn hợp bê tông có cường độ chịu nén cao nhưng cường độ chịu kéo kém đi cùng thép có tính chịu kéo hay chịu nén đều đạt mức cao. Hai nguyên vật liệu này phối trộn với nhau, phát huy tối đa, tạo độ bền, vững chắc cho công trình. 

Phân loại và cấu tạo sàn bê tông cốt thép tiêu chuẩn:

Dựa trên khía cạnh phương pháp thi công, sàn bê tông cốt thép gồm ba loại:

Sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối

Loại sàn này gồm phức hợp bê tông được đổ thẳng tại công trình để đáp ứng tính kết khối liên tục của bê tông, tạo độ ổn định cao. Cụ thể trong loại sàn này, người ta lại tiếp tục chia được thành 4 loại khác nhau:

Sàn bê tông cốt thép bản kê hai cạnh:

Đây là loại sàn toàn khối có cấu tạo đơn giản nhất, với khối bê tông được đổ dày tối đa 10cm cùng kích cỡ chiều dài gấp đôi chiều rộng. Loại sàn này giúp gia chủ tận dụng không gian nhưng lại tốn khá nhiều nguyên vật liệu: thép và bê tông nên được ứng dụng trong các phòng vệ sinh hay phòng có diện tích nhỏ.

Sàn bê tông cốt thép sườn:

Gồm sàn bản dầm hoặc sàn dày sườn. Theo đó, sàn bản dầm chỉ khác loại đơn giản nhất là đi kèm hệ thống dầm chính và các dầm phụ đặt vuông góc mà không cần cột chống tuy nhiên chiếm khá nhiều diện tích. Còn điểm khác biệt so với sàn dày sườn là sàn sườn thiết kế hệ thống dầm phụ đặt xa nhau hơn.

Sàn bê tông cốt thép ô cờ (két sông):

Kỹ sư xây dựng có thể lựa chọn loại sàn này kiểu bản kê 4 cạnh hoặc kiểu lưới ô nhỏ. Trong đó, sàn ô cờ theo kiểu bản kê bốn cạnh là sự kết hợp hệ thống dầm chính dầm phụ kích cỡ bằng nhau đi cùng các cột đỡ tạo thành mạng lưới có diện tích không vượt quá 37m². Với độ dày tối đa chỉ 15cm, loại sàn này hay được ưa chuộng trong các không gian sang trọng như phòng khách, tiền sảnh hay khu vực công cộng. Còn kiểu sàn két sông lưới ô nhỏ là sự đan thành một mạng lưới vuông khoảng 80 cm đến 200 cm, tốn nhiều tâm huyết và yêu cầu thi công khá cao.

Sàn không dầm hay sàn bê tông cốt thép nấm

Chỉ cần bản và cột mà không cần dầm, sàn dựa thẳng lên cột chịu tải trọng khủng nhưng tốn khá nhiều vật liệu, không đảm bảo tính kinh tế và được ứng dụng trong công trình có tải trọng nặng.

Sàn bê tông cốt thép lắp ghép

Từng kết cấu nhỏ: móng, cột, dầm,… sẽ được chế tạo riêng biệt và chỉ lắp ghép tại công trình, đáp ứng tính nhanh, linh hoạt, tránh cồng kềnh.

  • Sàn cấu kiện lắp ghép nhỏ có kết cấu chịu lực từ bản phẳng kê trên hai cạnh cùng dầm tiết diện hình chữ T, thường có trọng lực từ 50 đến tối đa 200kg.
  • Sàn cấu kiện lắp ghép trung bình cấu kiện nhỏ hơn 500kg bố trí theo panen chữ U và panen hộp.
  • Sàn cấu kiện lắp ghép lớn có trọng lượng lên tới 3 tấn.

Sàn bê tông cốt thép lắp ghép 

Sàn bê tông cốt thép nửa lắp ghép

Đây là loại tích hợp các hai hình thức trên, thông thường móng, cột, dầm được chế tạo trước và đổ sàn ở khu vực thi công.

Trên đây, bài viết đã cung cấp đến bạn đầy đủ các kiến thức cần thiết về cấu tạo theo từng phân loại của sàn bê tông cốt thép. Hy vọng những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng sàn bê tông cốt thép trong đời sống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *