Các thông số kỹ thuật đặc trưng của bê tông cốt thép đầu cọc

be-tong-cot-thep-dau-coc

Bê tông cốt thép đầu cọc được sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Tùy vào từng hạng mục xây dựng mà lựa chọn kích thước và tiết diện cọc cho phù hợp. Hãy cùng Bê tông Hoàng Cát tìm hiểu trong bài viết này.

Thông số bê tông cốt thép đầu cọc

Kích thước cọc được tính toán để phù hợp cho từng hạng mục. Cọc có thể có tiết diện hình vuông hoặc tam giác và thường thì cọc vuông sử dụng phổ biến hơn. 

Cọc 15×15 x cao 10cm – 15cm –  dày 3 ly – 4 ly – 5 ly – 6 ly 

Cọc 20×20 x cao  10 – 15cm – dày 3 ly – 4 ly – 5 ly – 6 ly 

Cọc 25 x 25 cao 10 – 15cm  – dày 3 ly – 4 ly- 5 ly – 6 ly 

Cọc 30 x 30 cao 10 – 15cm –  dày 3 ly – 4 ly – 5 ly – 6 ly – 8 ly – 10 ly – 12 ly

Cọc 40×40 cao 10 – 20cm – dày 3 ly – 4 ly – 5 ly – 6 ly – 8 ly – 10 ly- 12 ly

Cọc 50×50 cao 10- 30cm – dày 3 ly – 4 ly – 5 ly – 6 ly – 8 ly – 10 ly – 12 ly

Cấu tạo

cau-tao-coc-be-tong-cot-thep

Bê tông cốt thép đầu cọc được cấu tạo từ bê tông và cốt thép đúc sẵn, dùng thiết bị đóng hoặc ép xuống đất. Cọc phải được làm theo đúng thiết kế, đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ tối thiểu để cọc không bị bong tách khi đóng cọc và cốt thép bên trong không bị gỉ về sau.

Nếu cọc quá lớn có thể chia cọc thành những đoạn cọc ngắn để thuận tiện cho việc chế tạo và vận chuyển.

Ưu điểm của bê tông cốt thép đầu cọc

  • Chịu được tải trọng lớn của công trình được xây, đảm bảo tuổi thọ của công trình
  • Rút ngắn được thời gian thi công 
  • Không cần sử dụng thiết bị cồng kềnh
  • Có thể thi công ở các công trình khác nhau, kể cả địa hình phức tạp gồ ghề,…

uu-diem-cua-coc-be-tong-cot-thep

Quy trình sản xuất bê tông cốt thép đầu cọc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu của khách hàng
  • Vật liệu phải được cất giữ và vận chuyển đúng quy định
  • Vật liệu phải được đảm bảo chất lượng và cần được kiểm tra, thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng

Bước 2: Thi công cốt thép

  • Đảm bảo thép đúng chủng loại
  • Cốt thép được tính toán và cắt chính xác, được kéo thẳng và cắt bằng kìm có công lực lớn, uốn bằng bàn uốn theo đúng thiết kế
  • Thép đai và thép chủ liên kết với nhau bằng thép ly, khoảng cách giữa các đai buộc đúng theo yêu cầu thiết kế
  • Thép chủ được liên kết với hộp bích đầu cọc bằng liên kết hàn.
  • Hộp bích đầu cọc được gia công đảm bảo, bốn cạnh của mặt cọc phải nằm cùng trên một mặt phẳng, đảm bảo vuông đúng theo kích thước thiết kế.
  • Cốt thép cọc được bố trí và định vị thành từng lồng đúng theo bản vẽ thiết kế và được cán bộ kỹ thuật của công ty nghiệm thu trước khi lắp vào khuôn cốp pha.
  • Lồng ghép sau khi lắp đặt vào khuôn phải được định vị chính xác và chắc chắn đảm bảo không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông.

san-xuat-be-tong-cot-thep-dau-coc

Bước 3: Thi công bê tông

  • Bê tông được trộn theo đúng tỷ lệ cấp phối, thời gian trộn và máy móc phải theo đúng quy định

Bước 4: Thi công ván khuôn

  • Sử dụng cốp pha theo đúng yêu cầu, đầy đủ phụ kiện, bề mặt phẳng, vuông mặt nền và có chống dính

Bước 5: Đúc và bảo dưỡng bê tông

  • Bê tông phải được đổ liên tục và được đầm chặt, tránh tạo các khiếm khuyết do lỗ khí.
  • Mỗi cọc phải đúc xong trong một lần và nên bắt đầu từ mũi cọc đến đỉnh cọc
  • Khi dầm phải chú ý góc cạnh, không để máy đầm chạm làm rung cột thép
  • Sau 4-6h đổ bê tông thì ấn nhẹ để kiểm tra độ khô của bê tông và tiến hành bảo dưỡng trong 4-6 ngày tiếp theo để giữ cấu kiện ở trạng thái ẩm

Giá thành

Chi phí sản xuất bê tông cốt thép đầu cọc phụ thuộc vào vật liệu, yêu cầu bản vẽ và nhiều yếu tố khác như vận chuyển,… Bạn có thể tham khảo thêm về mức giá ở một số cơ sở như bê tông Đồng Xoài, bê tông Hớn Quản để đưa ra lựa chọn.

Bê tông cốt thép đầu cọc có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhiều hạng mục xây dựng. Thông tin về mà chúng tôi chia sẻ trên đây mong rằng sẽ giúp các bạn chọn được phương pháp phù hợp với công trình của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *