Bê tông nhựa rỗng là gì? Bê tông nhựa rỗng 25,19, 37.5

Bê tông nhựa rỗng là một trong những nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến bậc nhất tại Việt Nam, kể cả trong khu vực bê tông Chơn Thành. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu nhé!

Bê tông nhựa rỗng là gì?

Bê tông nhựa rỗng là một trong các loại của bê tông nhựa nóng. Nó có độ rỗng dư bên trong kết cấu thành phần từ 7% – 12% và thường chỉ được dùng làm lớp móng thi công.

Loại vật liệu này được chia làm 3 loại chính bảo gồm:

  • Bê tông nhựa rỗng 19 là loại bê tông có kích thước hạt danh định lớn nhất là 19mm
  • Bê tông nhựa rỗng 25 là loại bê tông có kích thước hạt danh định lớn nhất là 25mm
  • Bê tông nhựa rỗng 37.5mm là loại bê tông có kích thước hạt danh định lớn nhất là 37.5mm

Những năm thập niên 1970, Viện Franklin Philadelphia, Mỹ đã phát minh ra loại kết cấu mặt đường bê tông nhựa rỗng porous asphalt pavement không sử dụng cốt liệu chứa hạt mịn kích thước nhỏ hơn 600μm hay lọt qua sàng No30, cho phép nước thấm qua mặt đường nhựa xuống dưới.

Phía dưới mặt đường nhựa là lớp móng bằng cốt liệu sạch, kích cỡ như nhau với độ rỗng rất lớn khoảng 40%. Nước mưa thoát qua mặt đường nhựa, được giữ lại bởi móng đá và thẩm thấu từ từ xuống nền đất. Sau đó, nước được thấm xuống dưới sâu hay nhờ các hệ thống ống dẫn, dẫn nước đến vị trí nước thoát đi được.

Ứng dụng của bê tông nhựa rỗng

Ưu điểm bê tông nhựa rỗng là sau cơn mưa thì mặt đường hầu như lập tức không còn nước đọng lại trên bề mặt. Vì vậy hầu như nó thường được dùng cho các công trình bãi đậu xe, ít xe tải nặng, các địa điểm tham quan, cảnh quan đẹp.

Nhựa rỗng có đặc tính độ nhám cao, độ thoát nước tốt nên được ứng dụng nhiều làm bề mặt được cho các tuyến cao tốc, đường ô tô.

Đặc tính thoát nước tốt sẽ khắc phục được tình trạng hay bị ngập úng dẫn đến hư hỏng. Một điều lưu ý là khả năng chịu lực của sản phẩm này không quá cao nên hạn chế sử dụng tại các khu vực nhiều xe tải trọng lớn lưu thông, lưu lượng xe nhiều. Phù hợp với các khu vực nội thành, hơn nữa khi sử dụng mặt đường này cần phải nâng cao, giữ vệ sinh tốt để tránh vương vãi đất cát ra bề mặt đường để tránh làm tắc bề mặt rỗng, làm giảm hiệu quả thoát nước của bề mặt đường.

Trình tự thi công:

  1. Đất nền được đào tránh có thiết bị thi công đặt trên; Quan trọng là không được đầm nén. Có thể sử dụng người để hoàn thiện cao độ thiết kế.
  2. Đắp các bờ đất nếu có giữa các vùng thấm nước trong quá trình đào. Các bờ đất này không cần đầm chặt nếu ổn định trong suốt quá trình xây dựng.
  3. Trải vải địa kỹ thuật không dệt lên đất nền ngay sau khi đất nền đạt cao động thiết kế.
  4. Rải lớp đá rửa sạch đồng kích thước trên lớp vải địa và cũng không đầm nén. Sau đó rải trên mặt 1 lớp mỏng hỗn hợp đá có kích thước nhỏ như cấp phối đá.
  5. Rải lớp bê tông nhựa rỗng như thi công lớp bê tông nhựa thông thường, sau đó đầm chặt 2-3 lần bằng lu 10T.
  6. Thông xe 24 giờ sau khi rải bê tông nhựa, bảo vệ bê tông nhựa rỗng khỏi: nước bẩn và vật liệu vỡ vụn. Kiểm tra mặt đường khi mưa xảy ra trong những tháng đầu. Bề mặt phải thường xuyên được vệ sinh bằng hơi áp lực hay rửa nước. Bề mặt hư hỏng có thể được sửa bằng cách phủ lớp bê tông nhựa đặc thông thường, nhưng không quá 10% diện tích.

Chi phí

Giá thành kết cấu bê tông nhựa rỗng thường cao hơn kết cấu bê tông nhựa thông thường khoảng 10-30%. Giá thành bê tông nhựa rỗng cao do lớp móng đá, nhưng giảm bớt hệ thống đường ống thoát nước so với bê tông nhựa thông thường. Kết cấu bê tông nhựa rỗng được thiết kế bám địa hình nên giảm bớt khối lượng đào đắp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *