Định nghĩa của bê tông nặng. Ưu điểm, nhược điểm và cách ứng dụng trong thực tế.

Bê tông nặng là gì? Nó có đặc điểm nào? Ưu, nhược điểm của nó ra sao, những thông tin cơ bản và những ứng dụng của bê tông nặng. trong thực tế. Đó là những câu hỏi, thắc mắc rất phổ biến, đặc biệt ở trong khu vực bê tông tươi Chơn Thành. Hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau nhé!

Khái niệm bê tông nặng

Bê tông nặng là 1 hỗn hợp đã được nhào trộn và đồng nhất theo một tỷ lệ nhất định giữa các vật liệu sau: Chất kết dính;  nước; cốt liệu lớn; cốt liệu nhỏ và phụ gia bê tông. Kể từ lúc trộn xong cho tới khi còn chưa đông kết rắn chắc. Bê tông nặng hay còn gọi là 1 hỗn hợp bê tông đã đông kết và rắn chắc sau khi tạo hình.

1m3 bê tông tươi nặng bao nhiêu kg

Cấu tạo của bê tông nặng

Bê tông nặng có cấu tạo giống như bê tông, được tạo thành từ các vật liệu như: xi măng, cát, sỏi, đá, nước, chất phụ gia. Các cốt liệu được thêm vào 1 tỷ lệ nhất định mà sau đây chúng tôi sẽ trình bày cho các bạn dễ hình dung hơn:

Cốt liệu xi măng

  • Xi măng là 1 thành phần chất kết dính. Được dùng để liên kết các hạt cốt liệu với nhau và tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng và hàm lượng xi măng là nhân tố rất quan trọng quyết định về cường độ chịu lực của bê tông.
  • Để chế tạo bê tông ta thường dùng : Xi măng pooclăng;  Xi măng pooclăng bền sunfat; Xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao;.Xi măng pooclăng hỗn hợp; Xi măng pooclăng puzolan;. Xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác đạt các yêu cầu của bê tông.
  • Việc lựa chọn mác xi măng là điều rất quan trọng khi đưa xi măng vào chế tạo bê tông. Vì nó vừa phải đảm bảo cho bê tông đạt mác yêu cầu, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế chi phí đầu tư.
  • Nếu chúng ta dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao. Thì lượng xi măng sử dụng cho một khối  bê tông sẽ nhiều nên không đảm bảo kinh tế và chi phí đầu tư.

Vì vậy, chúng ta cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại. Cũng không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp sẽ không đạt theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật.

Tìm hiểu về gạch xi măng cốt liệu - Mua bán vật liệu xây dựng

Nước

– Nước là một thành phần giúp cho xi măng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động nhất thiết để quá trình thi công được dễ dàng.

– Nước dùng để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt không dùng nước bẩn. Nếu dùng nước không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và cũng như là chất lượng của xi măng. Không gây ăn mòn cho cốt thép.

– Nước dùng được là loại nước thường dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng.

– Nước biển có thể dùng để sản xuất bê tông cho những kết cấu làm việc trong nước biển, nếu như tổng các loại muối không vượt quá 35g trong 1 lít nước biển.

– Chất lượng của nước được đánh giá bằng các phân tích hóa học. Ngoài ra về mặt định tính có thể đánh giá sơ bộ bằng cách so sánh cường độ của bê tông chế tạo bằng nước sạch và nước cần kiểm tra kỹ lưỡng.

Nước ion kiềm là gì? Nguồn gốc, lợi ích & hướng dẫn sử dụng đúng cách | Fujismart

Cốt liệu cát

  • Cát là vật cốt liệu nhỏ cùng với xi măng, nước tạo ra vữa xi măng. Để lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn như: (đá, sỏi) và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra một khối bê tông đặc chắc. Cát và cốt liệu là 2 thành phần tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông.
  • Cát dùng để sản xuất bê tông có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo có cỡ hạt khoảng từ 0,14 đến 5 mm.
  • Chất lượng của cát để sản xuất bê tông nặng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt, độ lớn và hàm lượng tạp chất, đó cũng là những yêu cầu kỹ thuật đối với cát.
  • Sau khi sàng cát trên từng lưới sàng có kích thước mắt sang. Từ lớn đến nhỏ ta xác định lượng sót riêng biệt và lượng sót tích lũy trên mỗi sang.Cát vàng là gì? Bảng giá cát vàng mới nhất năm 2021 - CafeLand.Vn

Cốt liệu Đá – Sỏi

  • Đá – Sỏi là cốt liệu lớn có cỡ hạt khoảng từ 5 – 70mm, chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là hạt tròn nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài bé nên cần ít nước hơn. Tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, tuy nhiên lực dính kết với vữa xi măng nhỏ. Nên cường độ của bê tông nhỏ hơn bê tông dùng đá dăm.
  • Ngoài đá dăm và sỏi khi sản xuất bê tông còn có thể dùng sỏi dăm.
  • Chất lượng hay yêu cầu về kĩ kỹ thuật của cốt liệu lớn được đặc trưng bởi các chỉ tiêu cường độ, thành phần hạt, độ lớn và hàm lượng tạp chất.Kết Cấu Đá Sỏi Hoặc Nền Đá Sỏi Đá Cuội Để Trang Trí Ngoại Thất Nội Thất Và Thiết Kế Khái Niệm Xây Dựng Công Nghiệp Họa Tiết Sỏi Đá Xảy Ra

Chất phụ gia

Hiện nay thường sử dụng 2 loại phụ gia: loại hoạt động bề mặt và loại rắn nhanh

  • Phụ gia hoạt động bề mặt mặc dù chỉ sử dụng có một lượng rất bé. Nhưng khả năng cải thiện tính dẻo của hỗn hợp bê tông cực kì cao. Tăng cường nhiều tính chất khác của bê tông như tăng cường độ chịu lực, tăng khả năng chống thấm v.v…
  • Phụ gia rắn nhanh thường là các loại muối gốc clo hoặc là hỗn hợp của chúng. Làm tăng nhanh quá trình thủy hóa mà phụ gia rắn nhanh có khả năng rút ngắn hơn quá trình rắn chắc của bê tông nặng. Cũng như nâng cao hơn cường độ của bê tông sau khi bảo dưỡng nhiệt và ở tuổi 28 ngày.CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM LÀ GÌ VÀ ĐƯỢC SỬ DỤNG RA SAO?

Phân loại bê tông nặng

Chất kết dính và cốt liệu.

  • Bao gồm các loại cơ bản sau: Bê tông thạch cao, bê tông xi măng, bê tông silicat, bê tông chất kết dính hỗn hợp, bê tông polyme,…
  • Ngoài ra còn có: Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu đặc biệt. Bê tông cốt liệu rỗng.
  • Đối với bê tông được phân loại dựa trên chất kết dính. Thể tích biến đổi làm cho độ rỗng biến đổi theo để cách nhiệt có r= 70-85% hoặc r= 8-10% 

Công dụng.

  • Sử dụng trong các công trình móng, cột, dầm, sàn loại này thường dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép.
  • Sử dụng trong xây đập phủ mái kênh hay bê tông thủy công, âu thuyền.
  • Bê tông chuyên dụng trong sân bay, thi công mặt đường hay lát vỉa hè
  • Bê tông trong bao phủ các loại công trình khác.
  • Loại bê tông chống phóng xạ, chịu nhiệt, chịu axit.

Khối lượng và thể tích.

  • Bê tông loại đặc biệt: PV> 2500kg/m3. Được dùng trong các kết cấu công trình đặc biệt
  • Bê tông nặng: PV=2200-2500 kg/m3. Được sản xuất từ nguyên liệu cát, sỏi và đá, được ứng dụng chủ yếu trong các kết cấu chịu lực, chịu tải
  • Bê tông tương đối nặng: PV= 1800- 2200 kg/m3. Ứng dụng trong kết cấu chịu lực
  • Các loại bê tông nhẹ: PV=500-1800 kg/m3. Được cấu tạo từ chất kết dính, nước, chất tạo rỗng, silic
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: PV < 500 kg/m3

Ưu, nhược điểm của bê tông nặng

Ưu điểm bê tông nặng.

  • Tiết kiệm được nhiều thời gian do thi công nhanh gọn. 
  • Giảm diện tích mặt bằng tập kết và trộn bê tông. 
  • Tiết kiệm được chi phí thuê nhân công trộn bê tông.
  • Mang đến cho một môi trường thi công công trình không bụi bẩn, sạch sẽ, gọn gàng văn mình

Nhược điểm bê tông nặng.

  • Chất lượng bê tông khó kiểm soát do bê tông tươi là hãng bê tông được trộn sẵn và chỉ việc dùng bơm trực tiếp vào công trình. 
  • Chi phí đổ bê tông tươi sẽ thấp hơn khi đổ bê tông tự trộn. Tuy nhiên, với những công trình có diện tích quá bé thì chi phí sử dụng bê tông tươi lại cao hơn vì phải tốn chi phí để mua một ca bơm để dẫn bê tông lên đến công trình chứ xe bê tông không trực tiếp vào tận công trình để đổ được.Bê tông nặng – Phương pháp xác định độ hút nước - Thí nghiệm VLXD 24h

Hàm lượng bê tông cốt thép trong 1m3 bê tông

Theo các chuyên chuyên gia, hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông được ước lượng như sau:

Hàm lượng tối thiểu trong 1m3 bê tông

  • Trong tiêu chuẩn về thi công và xây dựng quy định, hàm lượng cốt thép tối thiểu là 0,05%, đảm bảo cho dầm bê tông không bị giòn, dễ vỡ.

Hàm lượng tối đa trong cột bê tông

  • Tùy vào mỗi dự án và chủ đầu tư khác nhau, hàm lượng lượng thép trong cột bê tông sẽ được tính toán khác nhau. Thông thường sẽ là 6%. Trong một số dự án, để tiết kiệm chi phí, hàm lượng có thể giảm xuống còn 3%.

Hàm lượng tối đa trong dầm bê tông

  • Trong dầm bê tông, hàm lượng cốt thép lý tưởng từ 1,2 – 1,5% và không được vượt quá 2%.

Tổng kết lại thì bê tông nặng có rất nhiều ưu điểm vượt trội và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản một cách chi tiết nhất về bê tông nặng và ưu điểm cũng như nhược điểm, thành phần của nó. Hi vọng có thể giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn về bê tông nặng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *