Bê tông đúc hẫng là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng thực tiễn

Bê tông là vật liệu nhân tạo cấu thành gồm chất kết dính, nước, cốt liệu (cát, sỏi, đá dăm) và phụ gia. Bê tông được sử dụng trong nhiều công trình, với nhiều phương thức khác nhau. Bài viết này thông tin về bê tông đúc hẫng là gì, đánh giá ưu và nhược điểm trong thực tiễn ngành xây dựng. Hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bê tông đúc hẫng là gì?

Thực chất, đây là tên gọi chỉ bê tông sử dụng trong công nghệ đúc hẫng. Công nghệ này thường được áp dụng trong các dự án xây dựng cầu. Đây là phương pháp xây dựng kết cấu theo từng nhịp, từng đốt. Sau khi hoàn thiện các nhịp nhỏ, ta sẽ nối liền chúng lại thành kết cấu hoàn chỉnh. 

Trên thế giới, công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lớn đúc hẫng cân bằng khá phổ biến. Tại Việt Nam, có nhiều cầu cũng xây dựng theo phương pháp này như cầu Phú Lương, cầu Sông Gianh… Thời gian đầu, các cầu được xây dựng với khẩu độ nhỏ (khoảng 50m). Còn ngày nay, ta đã có thể tạo dựng những cây cầu có khẩu độ lên tới 200-300m.

Phương pháp sản xuất bê tông đúc hẫng là gì?

Để hiểu rõ hơn về bê tông đúc hẫng là gì, tìm hiểu về phương pháp sản xuất dòng bê tông này sẽ giúp giải quyết những thắc mắc. Về bản chất, trong phương pháp đúc hẫng cân bằng, ta tạo ra các đốt dầm, đoạn dầm nhờ thiết bị giá đỡ ván khuôn (còn gọi là xe đúc). 

Sau khi đổ các trụ cầu, ta bắt đầu thi công kết cấu dầm từ khối dầm trên đỉnh trụ. Các bó thép dự ứng lực được bố trí trong các ống lỗ và căng kéo khi khối dầm đủ cường độ cần thiết. 

Tiếp theo, nhà thầu tiến hành thi công các phân đoạn dầm (dài 2,5-5 m) đối xứng qua khối đỉnh trụ về 2 phía. Cuối cùng, sử dụng khối hợp long ở giữa để hoàn tất nhịp cầu. Sở dĩ cần xây dựng đối xứng qua đỉnh trụ là để cân bằng giúp trọng tâm dồn vào phần trụ cầu. Ngoài ra, hệ thống thiết bị vận hành xe đúc có vai trò di chuyển xe đúc hẫng vào các vị trí thi công.

Ưu và nhược điểm của bê tông đúc hẫng 

Sử dụng bê tông đúc hẫng cân bằng là công nghệ tiên tiến trong xây dựng cầu hiện nay. Vậy trên thực tế, ưu và nhược điểm của bê tông đúc hẫng là gì

Ưu điểm

  • Hạn chế chi phí đà giáo: Với bê tông đúc hẫng, ta sử dụng ván khuôn nhiều lần mà cơ bản không thay đổi thao tác. Điều này giúp tối ưu công việc và đẩy nhanh tiến độ thi công.
  • Dễ dàng xây dựng các kết cấu nhịp có chiều cao thay đổi khác nhau: Ta chỉ cần lựa chọn và xây dựng ván khuôn đáy dầm có cao độ theo ý muốn khi đúc dầm. Qua đó, trọng lượng kết cấu giảm xuống và có khả năng vượt các nhịp lớn.
  • Giảm số lượng bó cáp sử dụng: Phương pháp này không cần bố trí và căng kéo các bó cáp tạm thời. Do đó, nhà thầu có thể tiết kiệm chi phí hơn.
  • Tách biệt không gian dưới cầu: Ta có thể thi công chỉ ở trên khu vực không gian của cầu, không chịu ảnh hưởng bởi các không gian ở dưới.

Nhược điểm

  • Trường hợp hẫng không ổn định, mặt bằng chật hẹp tạo nhiều khó khăn khi thi công xây dựng. Điều này đòi hỏi trình độ tổ chức và nhân công tốt, sử dụng trang thiết bị linh hoạt trong điều kiện cụ thể.
  • Việc bảo trì đối với cầu dầm liên tục khá khó khăn.

Ứng dụng thực tế

Công nghệ đúc hẫng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng cầu hiện nay. Phương pháp này khá hiệu quả trong xây cầu nhịp trung và lớn. Ta thường dùng khi cần xây dựng cầu qua thung lũng sâu, sông rộng, dưới cầu có tàu thuyền đi lại hoặc công trình khác.

Bên cạnh đó, đây là lựa chọn phù hợp cho các sơ đồ cầu có trạng thái chịu momen âm trên gối trụ. Ta có thể kể đến là cầu dầm liên tục, cầu dầm hẫng, cầu khung siêu tĩnh hoặc cầu tĩnh định.

Ngoài ra, bê tông đúc hẫng không phụ thuộc vào hoạt động của các nhà máy đúc sẵn. Do đó, nhà thầu có thể thực hiện xây cầu kích thước phù hợp, có bình độ phức tạp (cong, xiên).

Công nghệ xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lớn đúc hẫng là một giải pháp quan trọng trong ngành xây dựng. Hiểu rõ bê tông đúc hẫng là gì, những ưu và nhược điểm của nó sẽ giúp nhà thầu có quyết định thi công hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *