Định nghĩa, đặc điểm của bê tông đầm lăn. Ưu điểm, nhược điểm và cách sản xuất.

Bê tông đầm lăn là gì? Nó có đặc điểm nào? Ưu, nhược điểm của nó ra sao và làm sao để sản xuất nó. Đó là những câu hỏi rất phổ biến, đặc biệt trong khu vực bê tông tươi Chơn Thành. Hãy cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau nhé!

Vậy bê tông đầm lăn là gì?

Bê tông đầm lăn (hay còn gọi là bê tông lu lèn) là một loại bê tông được đầm chặt bằng phương pháp lu và không có độ sụt, có thể được thi công giống như thi công đường giao thông và đập đất đá truyền thống, được sử dụng chủ yếu để xây dựng các kho bãi, các bãi đỗ xe, đường trong các khu công nghiệp, đường giao thông, các đập chắn nước cho công trình thủy lợi, thủy điện. 

Ứng Dụng Bê Tông đầm Lăn Trong Công Trình Xây Dựng | Công Ty Phương Đông

Ưu, nhược điểm của bê tông đầm lăn

Ưu điểm nổi trội 

  • Hiệu quả kinh tế cao
  • Tiết kiệm thời gian thi công nhiều hơn so với các loại bê tông truyền thống khác
  • Nhiệt thủy hóa bê tông rất thấp do sử dụng ít hàm lượng xi măng
  • Hạn chế ứng suất nhiệt gây nứt và phá hủy kết cấu bê tông

Nhược điểm

  • Chất lượng tốt hay tệ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khu vực đổ bê tông. Vì vậy việc sản xuất bê tông đầm lăn trong điều kiện thời tiết xấu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách
  • Phải được ninh kết với cường độ thiết kế dài
  • Phụ thuộc vào nguồn cung cấp phụ gia, việc giám sát các công đoạn vận chuyển, san ủi, đầm phải được yêu cầu giám sát ột cách khắt khe.

Thực trạng đầm bê tông đầm lăn ở Việt Nam

Xem thêm: Bê tông Tân Phú và những lưu ý khi thi công công trình

Cách sản xuất bê tông đầm lăn

Vật liệu sử dụng để chế tạo loại bê tông này cũng tương tự như bê tông thông thường khác: bao gồm xi măng, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học, cốt liệu (mịn và thô) và nước.

Do loại hỗn hợp này không có độ sụt thêm lượng xi măng sử dụng ít nên thành phần các vật liệu khác nhiều so với bê tông truyền thống. Trong đó cấp phối hạt cốt liệu và hàm lượng hạt mịn là các yếu tố quan trọng trong việc định lượng thành phần cấp phối và quyết định tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đầm lăn khi rắn chắc.

Hạt mịn: là loại vật liệu có kích thước hạt nhỏ hơn 75 mm (0,075mm), tùy thuộc vào khối lượng chất kết dính (xi măng) và kích thước lớn nhất của cốt liệu được sử dụng, yêu cầu về hàm lượng hạt mịn có thể chiếm đến 10% khối lượng cốt liệu trong bê tông đầm lăn. Các hạt mịn thường dùng là các loại poozolan, tro bay, silicafum, xỉ lò cao…. Được gọi chung là phụ gia khoáng.

Việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn phụ gia khoáng là rất cần thiết, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng rất quan trọng đến địa điểm xây dựng công trình, yêu cầu và chất lượng bê tông, khả năng cung cấp và giá thành công trình xây dựng.

Bê tông đầm lăn là gì? Đặc điểm & Ứng dụng trong xây dựng 04/2021

Tổng kết lại thì bê tông đầm lăn có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với bê tông truyền thống và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản một cách chi tiết nhất, ưu điểm cũng như nhược điểm, thành phần của nó. Hi vọng có thể giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *