Bê tông cốt sợi thủy tinh – Vật liệu đáp ứng tính thẩm mỹ cho mọi công trình

Bê tông cốt sợi thủy tinh là loại nguyên vật liệu xây dựng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Sản phẩm bê tông ra đời với khả năng kháng kiềm, hạn chế được tình trạng xi măng bị ăn mòn. Còn nhiều hơn nữa những ưu điểm và ứng dụng của bê tông cốt sợi thủy tinh cần được khám phá. Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết này của bê tông Hoàng Cát nhé!

Thành phần bê tông cốt sợi thủy tinh

Thành phần của bê tông cốt sợi thủy tinh bao gồm: đá, xi măng, cát, đá/sỏi, nước, phụ gia hóa dẻo và sợi thủy tinh. Trong đó, các loại vật liệu đều được điểm định về chất lượng và độ sạch. Đồng thời, sợi thủy tinh có tính kháng kiềm, chống lại quá trình ăn mòn. Những sợi này có đặc điểm là mềm mịn và được sản xuất bởi công nghệ và các loại máy móc hiện đại. 

Sự kết hợp giữa các thành phần theo một công thức và tỷ lệ tiêu chuẩn tạo ra thành phẩm với chất lượng hoàn hảo. Bê tông có khả năng chống ăn mòn khá tốt, kết cấu đồng nhất nên độ bền cao. Bề mặt còn đảm bảo được tính thẩm mỹ khi có độ mềm mịn và màu sắc bắt mắt. 

Ưu nhược điểm của bê tông cốt sợi thủy tinh

Hiểu rõ về ưu nhược điểm của bê tông cốt sợi thủy tinh sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn thực tế hơn về vật liệu. Từ đó, họ sẽ đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất đối với công trình của mình. 

Ưu điểm

  • Bê tông có độ bền cao, bền vững với thời gian;
  • Người dùng dễ dàng sử dụng ở nhiều loại công trình vì có tạo hình đa dạng;
  • Màu sắc và kiểu dáng có tính thẩm mỹ cao;
  • Được ứng dụng trong nhiều kiểu thiết kế nội và ngoại thất ở nhiều lĩnh vực khác nhau;
  • Là loại bê tông nhẹ nên sẽ giảm được áp lực lên kết cấu của công trình;
  • Cường độ chịu lực tốt, từ 50 – 80 MPa, hơn nhiều so với bê tông thông thường;
  • Đặc tính chống thấm, chấm ẩm mốc, chống được tác động từ môi trường;

Nhược điểm

  • Khả năng chống nhiệt và chống ồn chưa thực sự cao;
  • Trọng tải khá nặng nên sẽ gặp một số khó khăn và bất cập trong việc vận chuyển. 

Ứng dụng bê tông cốt sợi thủy tinh 

Loại bê tông có sự kết hợp với sợi thủy tinh này được ứng dụng ở rất nhiều dạng công trình khác nhau. Điểm được yêu thích nhất ở vật liệu này chính là yếu tố thẩm mỹ nên thường được sử dụng trong các thiết kế như:

  • Các công trình kiến trúc, nghệ thuật, hội họa: Với kết cấu và đặc tính dễ tạo hình, các nhà kiến trúc và thợ thi công có thể thỏa sức sáng tạo. Ta sẽ thường bắt gặp bê tông cốt sợi thủy tinh ở các công trình như: biệt thự, trường học, trung tâm nghệ thuật, thương mại… 
  • Dùng trong trang trí ngoại thất: Nhờ vào độ bền vững của kết cấu cũng như tính thẩm mỹ mà bê tông này được ứng dụng để làm các tác phẩm trang trí ngoại thất. 
  • Các công trình công cộng: Các thiết kế ngoài trời như: ghế đá công viên, đài phun  nước, chậu hoa… thường xuyên phải chịu tác động của yếu tố thời tiết (mưa, nắng, gió) nên cần được chế tạo từ chất liệu có độ bền cao. Bê tông cốt sợi thủy tinh là lựa chọn hoàn hảo cho các trường hợp này.
  • Các tòa nhà cao tầng, cấu trúc nhà lắp ghép: Đặc tính chịu lực và bền vững của bê tông được nhà đầu tư sử dụng để làm lớp bao phủ bề mặt cho các dạng công trình cao tầng. 

Tìm hiểu về quy trình sản xuất bê tông cốt sợi thủy tinh

Việc sản xuất bê tông thường áp dụng 2 phương pháp: phun thường và đổ khuôn. Trong đó, các chi tiết có kích cỡ lớn sẽ áp dụng cách phun thường. Ngược lại, với các chi tiết nhỏ sẽ chỉ áp dụng cách đổ khuôn.

Quy trình phun để tạo bê tông cốt sợi thủy tinh

  • Bước 1: Chuẩn bị các loại nguyên vật liệu đảm bảo độ sạch và tiêu chuẩn cho vào máy trộn. Thời gian trộn từ 1 – 2 phút để đảm bảo có được hỗn hợp mịn, kết cấu đều và đồng nhất;
  • Bước 2: Cho hỗn hợp đã trộn mịn vào máy phun. Tại bước này, sợi thủy tinh được kéo dài và tiếp tục kết hợp cùng một lớp vữa trước khi cho vào khuôn ép;
  • Bước 3: Hỗn hợp sẽ được phun cho đến khi đạt tiêu chuẩn về độ dày, dao động từ 10 – 15mm. Tiếp đến, sử dụng con lăn để nén phẳng bề mặt hỗn hợp đã được phun;
  • Bước 4: Giữ bê tông bằng khuôn, bọc bằng nhựa dẻo để bảo quản.

Quy trình đổ khuôn tạo bê tông cốt sợi thủy tinh

  • Bước 1: Tương tự với cách phun bê tông, hỗn hợp được tạo và trộn từ các nguyên vật liệu với tỷ lệ tiêu chuẩn;
  • Bước 2: Hỗn hợp sau khi đã trộn với sợi thủy tinh sẽ được đổ vào khuôn để tạo hình dạng;
  • Bước 3: Tiến hành bọc phủ nhựa dẻo để duy trì độ ẩm, tách khuôn và có thể sử dụng. 

Bê tông cốt sợi thủy tinh đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu từ nhà đầu tư. Từ độ bền chắc, chống thấm, chống ẩm cho đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể sử dụng bê tông được chế tạo từ phương pháp phun hay phương pháp đổ khuôn. Song, dù là cách thức nào thì chất lượng thành phẩm vẫn luôn được đảm bảo như nhau. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *