Bê tông cốt liệu là gì? Các loại bê tông cốt liệu

be-tong-cot-lieu

Khái niệm về bê tông cốt liệu đôi khi vẫn thường khiến nhiều người nhầm lẫn, khó phân biệt. Vậy nguyên liệu này thực chất là gì? Có các loại bê tông cốt liệu đáng chú ý nào. Cùng Bê Tông Hoàng Cát tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết dưới đây.

Bê tông cốt liệu là gì?

Bê tông cốt liệu là một dạng sản phẩm trong số rất nhiều hình thức bê tông đang được sử dụng hiện nay. Nói đến bê tông này là đề cập đến các thành phần chính của bê tông xây dựng công trình. Chất lượng của các cốt liệu này càng cao thì thành phẩm bê tông càng đạt tiêu chuẩn. 

Hai loại cốt liệu góp phần tạo thành bê tông hiện nay bao gồm: cốt liệu nhỏ (cát) và cốt liệu lớn (đá, sỏi). Song, cả hai loại nhỏ hay lớn đều nhằm mục đích đảm bảo mức độ rắn chắc của bê tông tươi. 

Phân loại bê tông cốt liệu

Dựa vào cốt liệu của bê tông mà người ta chia thành các loại: nhẹ, đặc, rỗng và đặc biệt. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể: 

Bê tông cốt liệu nhẹ

Các thành phần cấu thành bao gồm: cốt liệu nhẹ (tự nhiên hoặc nhân tạo), nước, chất kết dính và phụ gia. Về tiêu chuẩn, khối lượng thể tích của bê tông cốt liệu nhẹ là <1.900kg/m3, nhẹ hơn 25 – 35% so với bê tông truyền thống. 

Đây được đánh giá là một dạng bê tông có chất lượng cao, khả năng chịu lực cũng như mức độ bền dẻo đáp ứng được nhu cầu người dùng. Hơn thế, với các nguyên liệu và công nghệ được áp dụng khi tạo ra sản phẩm thì chủ thầu sẽ tiết kiệm được nhiều khoản phí. 

Bê tông nhẹ thường được ứng dụng trong xây dựng mặt cầu hoặc dầm cầu. Song, hiện nay tại Việt Nam, việc sản xuất ra bê tông này vẫn còn khá hạn chế bởi còn thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. 

Bê tông cốt liệu rỗng

Một loại khác cũng được đông đảo các khách hàng chú ý và quan tâm hiện nay là bê tông cốt liệu rỗng. Dạng bê tông này được cấu thành từ các vật liệu như: đá, xi măng, nước, phụ gia… Trong thành phần của bê tông rỗng này không có chưa cát (cốt liệu nhỏ).

Đặc điểm dễ phân biệt nhất của dạng này chính là các lỗ rỗng giúp nước có thể thoát ra dễ dàng. Điều này là do cấu trúc hở của bê tông với những ưu điểm là: khối lượng thể tích nhỏ, không phân tầng, hệ số dẫn nhiệt thấp. Đồng thời, bê tông dạng rỗng này có mức giá thấp hơn so với các loại khác bởi lượng xi măng dùng để tạo thành sản phẩm ít hơn. 

Với các đặc điểm và ưu điểm nêu trên, loại bê tông rỗng này thường được ứng dụng ở các công trình công cộng. Có thể kể đến như: bộ hàng, bãi đỗ xe, mái đốc, các bờ đê ven sông, công viên… 

Bê tông cốt liệu đặc biệt

Bê tông rất nặng, bê tông cốt sợi hay bê tông polyme thường được gọi là các dạng bê tông đặc biệt. Trong đó, bê tông rất nặng đặc biệt với khả năng tự lèn chặt, có thể tự làm đầy và lèn chặt mọi góc cạnh của cốp pha bằng trọng lượng của chính nó.

Đối với bê tông cốt sợi – bao gồm các thành phần như: xi măng, cốt liệu, nước, sợi gia cường riêng rẽ và phụ gia. Những sợi này có mặt trong kết cấu bê tông giúp tăng cường các tính chất của sản phẩm. Từ đó, bê tông có khả năng chịu kéo, chịu uốn, dẻo dai và cường độ chịu lực tốt hơn. 

Đối với bê tông polyme – loại bê tông đặc biệt bởi cốt liệu bê tông có trong kết cấu được giới làm công trình xây dựng đánh giá cao. Thành phần chính của bê tông cốt liệu đặc biệt này là nhựa tổng hợp, chất độn, cốt liền bền hóa. Đáng chú ý, các thành phần như chất kết dính hay nước đều không được sử dụng. Dạng bê tông này có mức giá thành khá rẻ, bền bỉ và dễ sử dụng. 

Có thể thấy rằng, hiện nay có rất nhiều loại bê tông đang được lưu hành và sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Người ta sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Trong đó, bê tông cốt liệu cũng tương tự. Với các loại bê tông nêu trên, các chủ thầu có thể cân nhắc và sử dụng cho công trình của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *