Bê tông bọt chống thấm là gì? Nên sử dụng bê tông bọt chống thấm không?

Bê tông bọt chống thấm là vật liệu mới, mang lại nhiều lợi ích hơn cho các công trình. Bên trong loại bê tông này hàng triệu lỗ khí nhỏ tạo thành hình tổ ong khép kín. Cùng Bê tông Hoàng Cát tìm hiểu các thông tin chung về bê tông bọt.

Tìm hiểu chung về bê tông bọt chống thấm

Bê tông bọt chống thấm lần đầu xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ 20. Thời điểm ấy, bê tông bọt chỉ được sử dụng như một vật liệu cách nhiệt đơn giản. Theo thời gian, nhờ những tiến bộ khoa học, bê tông bọt dần được áp dụng rộng rãi và ở quy mô lớn hơn trong ngành xây dựng.

Bê tông bọt chống thấm là gì? 

Bê tông bọt còn được gọi là bê tông nhẹ với thành phần bọt khí có thể lên tới 75% thể tích. Để bê tông bọt chống thấm hiệu quả, sản phẩm phải được trộn theo tỷ lệ nhất định. Các thành phần bao gồm: cát, xi măng, bọt và một số vật liệu khác như tro bay, sợi tổng hợp… 

Bê tông kháng nước

Phương pháp sản xuất bê tông bọt chống thấm

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tự sản xuất bê tông bọt chống thấm ở nhà máy theo khuôn, hoặc trực tiếp thi công ở công trình. Dưới đây là các bước để tạo ra bê tông bọt.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu: xi măng, cát, tro bay…. Các công cụ như máy trộn, máy áp suất cao để dẫn bê tông bọt đến địa điểm thi công (nếu thực hiện ở công trình).
  • Bước 2: Trộn nước và chất tạo bọt theo tỷ lệ 1:3 hoặc 1:4.
  • Bước 3: Trộn hỗn hợp cát, tro bay, xi măng, vữa bằng máy trộn đã chuẩn bị.
  • Bước 4: Thêm bột khí vào máy, tiếp tục trộn cùng hỗn hợp.
  • Bước 5: Bơm bê tông bọt ra các khối được đúc sẵn hoặc các khối gạch… Nếu sản xuất ở công trình, cần bơm bê tông bằng máy có áp suất cao đến địa điểm đang thi công.

Ưu điểm của bê tông bọt

Bê tông bọt được đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với bê tông truyền thống. Dưới đây là một số đặc tính nổi bật của sản phẩm:

  • Trọng lượng lượng nhỏ: Sử dụng bê tông bọt có thể giúp giảm tới 30% – 40% trọng lượng so với bê tông thông thường. Nhờ đó, đơn vị thực hiện sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian. Khối lượng thành phẩm nhỏ cũng làm cho quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
  • Chống thấm hiệu quả: Bê tông bọt chống thấm tốt nhờ tỷ lệ hút nước thấp cũng như tính khép kín, độc lập của các lỗ hổng bên trong.
  • Chống cháy và cách nhiệt: Bê tông bọt có thể chịu nén ở cường độ cao. Do đó, nếu kết hợp với sản phẩm có thể tích thấp, khả năng chống cháy và cách nhiệt của bê tông bọt sẽ tăng lên đáng kể.
  • Độ bền: Là một loại bê tông đặc biệt, bê tông bọt sẽ không bị bào mòn theo thời gian.
  • Thân thiện với môi trường: Thành phần chủ yếu của bê tông bọt là xi măng và bọt. Sản phẩm không chứa các chất như Benzen… nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Ứng dụng của bê tông bọt chống thấm trong xây dựng

Với nhiều ưu điểm nổi bật, bê tông bọt chống thấm đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Từ thi công một phần cho đến toàn bộ công trình, bê tông bọt đều mang lại hiệu quả sử dụng cao. 

  • Xây dựng chung cư, nhà cao tầng: Đổ bê tông bọt hiệu quả ở các tòa nhà nhờ sử dụng ống mềm trong quá trình thi công. Tùy vào nhu cầu cách nhiệt cao hay thấp, cần điều chỉnh mật độ bê tông và độ dày của các tầng cho phù hợp.
  • Dùng làm tường bao, tường chắn: Sản phẩm được sử dụng làm tường chắn tại các cảng biển. Nhờ khả năng bám dính tốt, bê tông bọt có thể giảm tải áp lực cho mặt bên của tường, giảm độ lún.
  • Thi công mái nhà: Bê tông bọt chống thấm tốt, trọng lượng nhẹ, thời gian thi công nhanh. Độ dốc mái nhà sử dụng bê tông bọt thường là 10mm/m, độ dày từ 0,03 – 0,2m với mật độ từ 800 – 1200 kg/m3.
  • Vật trang trí: Với mật độ 600 – 1000 kg/m3, bê tông bọt có thể dùng làm núi giả, bàn ghế… Thành phẩm mang lại đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Một số ứng dụng khác: Bê tông bọt còn có thể sử dụng để làm tấm chắn cách nhiệt, cách âm; cách ly đường cấp điện, cấp nước hiệu quả. Sản phẩm còn được tận dụng để sửa chữa các mục tiêu quân sự trong lĩnh vực quốc phòng nhờ thời gian thi công ngắn.

Đánh giá về bê tông bọt chống thấm

Hiện nay, đa số các công trình xây dựng đều có sử dụng bê tông bọt chống thấm. Việc sử dụng bọt khí trộn cùng xi măng và cát làm chi phí nguyên vật liệu giảm đáng kể. Cùng với đó, thời gian thi công bê tông bọt nhanh, chỉ bằng ⅓ thời gian thi công nhựa xốp. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bê tông bọt cho công trình, các kỹ sư thiết kế cần cân nhắc một số đặc điểm:

  • Độ nhạy cảm cao: Nguyên nhân do tỷ lệ lớn của khí và nước trong bê tông bọt. Sau khi trộn, cần ngay lập tức đổ vào khuôn, tiến hành tạo hình cho bê tông. 
  • Thời gian trộn tăng: Do có thêm một thành phần là bọt khí, thời gian trộn sẽ tăng lên.
  • Khả năng uốn và cường độ nén thấp: Nguyên nhân chủ yếu do bê tông bọt có mật độ cao. Các kỹ sư cần cân nhắc yếu tố này trong một số hạng mục công trình.

Để thi công bê tông bọt chống thấm hiệu quả, các kỹ sư cần tham khảo kỹ lưỡng về đối tác và mức giá thi công. Trên thị trường hiện nay, mức giá chung của các công ty cung cấp bê tông bọt là trên 1 triệu đồng/m3. 

Bê tông bọt chống thấm đang được ứng dụng rộng rãi trong các hạng mục công trình xây dựng. Nhờ các đặc tính nổi bật, bê tông bọt giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thi công và bảo trì. Hãy sáng suốt lựa chọn đối tác thi công uy tín để có được sản phẩm bê tông bọt tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *