Bảo Dưỡng Bê Tông Móng Và Những Điều Cần Biết

Chất lượng công trình vẫn là nỗi lo hàng đầu với mọi người. Đôi khi, một công trình được sử dụng các nguyên vật liệu tốt nhưng vẫn không đạt được chất lượng như mong muốn. Một trong số các nguyên nhân chính là thợ thi công không đảm bảo quy trình bảo dưỡng. Hãy cùng Bê tông Hoàng Cát điểm lại một số lưu ý khi bảo dưỡng bê tông móng qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao bảo dưỡng bê tông móng luôn cần thiết?

Dù bê tông được thi công tốt nhưng nếu quy trình bảo dưỡng bê tông móng không tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật thì khối cột cũng không thể đạt chất lượng mong muốn. Bảo dưỡng bê tông luôn cần thiết do một số nguyên nhân chính như sau:

  • Tránh tình trạng nứt vỡ do lớp bê tông còn yếu và thấm dột khi tiếp xúc với nước.
  • Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh và không còn đủ lượng cần thiết cho quá trình thủy hóa. Cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.
  • Với các cột bê tông được đặt sâu trong lòng đất, thợ thi công hầu như chỉ quan tâm đến chất lượng. Nhưng nếu cột được đặt trần bên ngoài, yếu tố thẩm mỹ là điều không thể bỏ qua. Cột bê tông được bảo dưỡng tốt sẽ trơn láng, dễ bám sơn, dễ khắc hoạ.

2. Các nguyên tắc bảo dưỡng bê tông móng

Thợ công trình cần nắm rõ những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo chất lượng cho khâu bảo dưỡng bê tông móng sau khi thi công.

2.1. Hạn chế và tối thiểu các va chạm

Khi bảo dưỡng bê tông móng, thợ xây dựng cần đảm bảo về mặt bằng, độ thoáng cũng như độ rộng vừa đủ cho từng cột và giúp cho tất cả cột móng đón đầy đủ ánh nắng mặt trời, tránh đặt dưới các tán cây lớn.

Bên cạnh đó, bạn đọc cần lưu ý tránh xếp chồng các cột bê tông để hạn chế tối đa khả năng lăn, vỡ hoặc tránh các va chạm không đáng có gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của cột bê tông.

2.2. Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh khối bê tông 

Phun nước vào cốp pha gỗ là phương pháp giữ ẩm hiệu quả nhất khi bảo dưỡng bê tông móng. Thợ thi công có thể sử dụng hệ thống phun tự động để liên tục phun những tia nước nhỏ, như vậy hiệu quả giữ ẩm sẽ cao hơn khi tưới ào một lúc rồi ngừng lại. 

Nếu trời mưa sau khi đổ bê tông, độ ẩm môi trường sẽ rất thuận lợi, tuy nhiên khi nắng lên trở lại, người thợ cần phải tưới nước bổ sung ngay do hơi nước bốc lên mạnh.

Bê tông Minh Đức và bảng giá mới nhất 2023

3. Các bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng

Quy trình bảo dưỡng bê tông móng theo TCVN 8828:2011 đã quy định trong thời gian bảo dưỡng, cột đúc cần giữ nguyên cốp pha như ban đầu để đảm bảo chất lượng cột móng và độ ẩm cho bê tông.

3.1. Giai đoạn đầu: Phủ lớp nilon mỏng

Cách làm này rất quan trọng đối với việc bảo dưỡng bê tông móng, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng của mùa hè. 

Thợ thi công tiến hành phủ một lớp bạt, ni lông hoặc bao xi măng lên bề mặt của lớp bê tông vừa đổ, hạn chế dùng giấy phủ vì khi khô sẽ khó gỡ và làm giảm khả năng bám sơn. Trong 3 ngày đầu sau khi thi công, bề mặt bê tông chưa ráo nên cần tránh phải chịu tác động lực mạnh hoặc tưới nước, nếu không có thể gây loang lổ hoặc kéo dài thời gian đông cứng của bê tông.

3.2. Giai đoạn chờ lắp ráp vào công trình

Khi cột bê tông đã đông lại, thợ xây cần tiến hành kiểm tra kết quả của bê tông 1 lần nữa. Bê tông đã đạt khi bề mặt đã chuyển sang xám trắng, khô ráo và cứng nhẹ các mặt. 

Lúc này, thợ thi công có thể gỡ lớp phủ ở bề mặt để bê tông được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đồng thời cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho cột trong quá trình bảo dưỡng bê tông móng.

Sau khoảng 2 tuần từ lúc thi công, cột bê tông có thể tách ra khỏi cốp pha. Để chắc chắn về chất lượng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Trên đây là những kiến thức hữu ích mà Bê tông Hoàng Cát muốn gửi đến bạn đọc về quy trình bảo dưỡng bê tông móng. Đây là giai đoạn đơn giản khi thi công công trình, nhưng nếu được thực hiện đúng cách sẽ tạo ra vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho kiến trúc và tăng tuổi thọ cho công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *