Bản chất và kết cấu lực dính giữa bê tông và cốt thép cốt thép

Lực dính giữa bê tông và cốt thép hình thành khi đông cứng bê tông và giúp cốt thép không bị tuột ra trong quá trình chịu lực. Bê tông cốt thép là vật liệu composite tham gia chịu lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu bản chất và kết cấu bê tông cốt thép chịu lực chính trong công trình hiện nay. 

Bản chất kết cấu bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là một vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng bất kể công trình lớn nhỏ. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép có cường độ chịu nén thấp giúp hạn chế khả năng sử dụng vật liệu. 

Hơn nữa, lực dính giữa bê tông và cốt thép có hệ số giãn nở xấp xỉ nhau, bảo vệ khỏi ăn mòn từ môi trường. Kết cấu được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhờ ưu điểm sau:

Ưu điểm của kết cấu

  • Bê tông được chế tạo từ các vật liệu sẵn có nên giá thành thấp.
  • Thành phần chính là xi măng và thép liên kết tạo độ chắc chắn và có khả năng chịu lực lớn.
  • Kết cấu có độ bền cao, chịu ăn mòn và xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu khác.
  • Bê tông được bao bọc xi măng bên ngoài có khả năng chịu nhiệt cao và chống cháy tốt.
  • Kết cấu bê tông thường có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ năng lượng tốt.
  • Bê tông ở dạng lỏng và dẻo có khả năng tạo các hình khối linh hoạt đáp ứng yêu cầu kiến trúc.   

Nhược điểm của kết cấu

  • Bê tông cần thời gian nhiều đông cứng thường kéo dài từ 14 – 20 ngày.
  • Khi tạo khuôn cần nhiều nhân công liên kết thép và định hình khuôn.
  • Kết cấu nặng dẫn đến việc tháo dỡ, vận chuyển khó khăn và khả năng tái sử dụng thấp. 

Tính chất lực dính giữa bê tông và cốt thép

Nhờ lực dính giữa bê tông và cốt thép mà kết cấu phối hợp với nhau hiệu quả, đảm bảo độ bám dính sau khi đông cứng. Sự liên kết này cũng giúp bảo vệ lớp bê tông xung quanh thanh thép tránh khỏi sự ăn mòn. Hơn nữa, lực dính của kết cấu có thể truyền lực từ bê tông sang cốt thép và ngược lại. 

Bê tông và cốt thép có phản ứng hoá học nên khó tránh khỏi sự ăn mòn từ các tác động từ môi trường xung quanh. Hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau khi nhiệt độ thay đổi thường dưới 100 độ C nhưng không phá hoại lực dính. Có thể thấy, lực dính bê tông và cốt thép chặt chẽ với nhau và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng.

Ứng dụng kết cấu bê tông cốt thép

Kết cấu bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng khác nhau như cầu đường, nhà xưởng, khu công nghiệp. Hơn nữa, vật liệu có độ mạnh, dễ ứng dụng, bền và linh hoạt thường sử dụng làm nền nóng cho các tòa nhà, đường cao tốc, kênh thuỷ lợi. Vật liệu được đúc kết trong nhiều hình dạng, bề mặt và kích thước khác nhau phù hợp với nhiều dạng kiến trúc với yêu cầu cao. 

Đồng thời cốt thép cung cấp độ dẻo cho kết cấu, có thiết kế phù hợp và khả năng chống động đất cao. Chính vì vậy, loại này được ưu tiên dùng trong các khu vực thường xuyên và dễ gặp thiên tai. 

Kết cấu có độ bền cao nếu lắp đặt đúng cách và không chịu tác động của các tác nhân bên ngoài nên có thể tồn tại hàng trăm năm. Điều này đòi hỏi các kỹ sư lao động lành nghề trong lắp đặt và dựng kết cấu ngăn ngừa thiệt hại không đáng có. 

Lực dính giữa bê tông và cốt thép kết hợp với nhau sẽ phát huy được tác dụng chịu trọng lực và lực kéo hiệu quả. Hơn nữa, kết cấu được trộn lẫn các chất liệu theo một tỷ lệ nhất định đảm bảo độ bền và tiết kiệm chi phí đầu tư. Những chia sẻ trong bài giúp chủ thầu có thêm kiến thức về vật liệu, để tìm hiểu thêm về mức giá hoặc dịch vụ liên quan, bạn có thể lắng nghe tư vấn của các đơn vị cung cấp bê tông uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *