Ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt

Ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt là hiện tượng gây nên nhiều thiệt hại về tiền của, làm mất mỹ quan của công trình, đặc biệt là các công trình bê tông Dầu Tiếng. Đây là vấn đề nan giải, khiến không ít nhà khoa học và chủ đầu tư phải băn khoăn, lo ngại. Lý giải nguyên nhân và phương án khắc phục được áp dụng hiện nay sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu nhé!

Ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt là gì?

Ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt là hiện tượng xảy ra do sự tiếp xúc thường xuyên với độ thấm của nước và các chất có trong nước như CO2, O2 ion clorua… Điều này khiến bê tông bị oxi hóa, bị ion clorua xâm nhập, từ đó bê tông bắt đầu bị ăn mòn. 

Tình trạng này không phải là điều hiếm gặp bởi trên thực tế, rất nhiều công trình buộc phải xây dựng ở môi trường ngập hoàn toàn trong nước. Có thể kể đến như: công trình cầu ngăn sông, cống nước, công trình bên hồ, sông, công viên nhân tạo… 

Bê tông cốt thép được đánh giá là loại liên kết có độ bền cao. Với những môi trường không có tính xâm thực, công trình từ nguyên vật liệu này có thể bền lâu đến 100 năm. Song, nếu ở trong môi trường ngập nước, thời gian đã bị rút ngắn xuống chỉ còn từ 10 – 30 năm. 

Tuy là điều tất yếu nhưng các nhà đầu tư và thiết kế vẫn không ngừng tìm ra phương án khắc phục. Bởi lẽ, sự ăn mòn này sẽ gây ra hiện tượng sụt lún, đổ sụp các công trình, làm thất thoát chi phí cũng như công sức sửa chữa, bảo dưỡng

Nguyên nhân gây hiện tượng ăn mòn bê tông

Không chỉ bị phá hủy cấu trúc và ảnh hưởng đến chất lượng ở môi trường khắc nghiệt như nước biển, bê tông còn bị ăn mòn trong môi trường nước thải hay nước sông suối bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Hàm lượng ion clorua cao trên bề mặt bê tông cốt thép dẫn đến quá trình xâm nhập của loại ion này, làm phá vỡ liên kết bên trong.
  • Sức hút mao dẫn của nước thẩm thấu vào kết cấu bê tông.
  • Quá trình thẩm thấu ion clorua dưới áp căng bề mặt bê tông.
  • Sự dịch chuyển do chênh lệch điện thế của ion clorua.
  • Quá trình cacbonat hóa trong bê tông cốt thép làm giảm độ pH của bê tông.

Làm cách nào để giảm thiểu ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt?

Có thể thấy, hiện tượng ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề hiện tại của nhà đầu tư xây dựng là tìm cách phòng ngừa, giảm thiểu mức độ bị ăn mòn. Dưới đây là những cách được áp dụng để nâng cao tính bền vững của kết cấu bê tông trong trạng thái ngập nước hoàn toàn:

Sử dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chống ăn mòn bê tông

Sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã có những phát minh về công nghệ chống ăn mòn. Song, các cách chống ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt này có phần tốn kém về mặt chi phí. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng hiện nay như:

  • Dùng điện cực làm chất thay thế. Chúng là lớp bên ngoài, sẽ bị ăn mòn trước so với kết cấu bê tông bên trong;
  • Sử dụng các màng ngăn nước trong quy trình đổ bê tông;
  • Sử dụng cốt thép mạ kẽm hoặc cốt thép không gỉ với khả năng bị ăn mòn kém hơn sắt thép thông thường.

Đầu tư vào chất lượng của bê tông

Đơn vị xây dựng cần chú trọng đến chất lượng của tông, cần đảm bảo ngay từ khâu chọn nguyên vật liệu cho đến khâu trộn bê tông. Với những công trình có đặc thù ở môi trường bị xâm thực này thì bề dày của mặt ngoài bê tông cần được nâng cao hơn để bảo vệ lớp cốt thép bên trong.

Xem thêm: Bê tông Hớn Quản và bảng giá mới nhất 2022

Tăng hàm lượng cốt thép

Với những công trình thông thường, lượng cốt thép cần có tỷ lệ nhất định, theo tiêu chuẩn đề ra. Tuy nhiên, với công trình trong môi trường nước thì nhà đầu tư có thể xem xét để tăng hàm lượng cốt thép đủ lớn để ngăn chặn sự xuất hiện và mở rộng của các vết nứt trên bề mặt bê tông.
Trên đây là 3 phương án phòng ngừa hiện tượng ăn mòn bê tông trong môi trường nước ngọt. Song, thực tế là các cách này chỉ có thể phần nào giảm bớt những hư hại, sụt lún do bị ăn mòn. Kết cấu công trình bê tông ở môi trường ngập nước vẫn có thể đảm bảo vững chãi và có độ bền đến 30 năm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *