Phân loại và cấu tạo sàn bê tông cốt thép

Phân loại sàn bê tông cốt thép

Sàn bê tông cốt tùy theo tiêu chí sẽ có cách phân loại khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này sẽ chỉ đi sâu dựa vào phương pháp thi công.

Dựa vào phương pháp thi công, sàn được chia thành 2 loại: sàn toàn khối và sàn lắp ghép:

  • Sàn toàn khối là loại sàn bê tông cốt thép được đổ tại chỗ trên các lớp khuôn ván dựng lắp tại nơi thi công.
  • Sàn lắp ghép là loại sàn bê tông cốt thép sản xuất thành các tấm có kích thước lớn nhỏ khác nhau, được làm ra sẵn tại các nhà máy hoặc công trình

Cấu tạo và đặc điểm của từng loại sàn

Sàn bê tông cốt thép toàn khối

Gồm có các loại sau:

Sàn bản kê hai cạnh

  • Đây là loại sàn toàn khối đơn giản nhất. Sàn này được cấu tạo từ một tấm phẳng có độ dày 6-10cm, có chiều dài lớn hơn 2 lần chiều rộng
  •  Sàn bản kê 2 cạnh phải được gác vào tường không ít hơn 12cm. Loại sàn này có ưu điểm đó là tận dụng được không gian, mặt trần phẳng đẹp nhưng ngược lại khá tốn thép và bê tông. Và thường được ứng dụng làm các hành lang khối vệ sinh hoặc các phòng có kích thước nhỏ, khẩu độ không quá 3m.

Sàn Sườn

Sàn sườn chia làm 2 loại chính: sàn bản dầm và sàn dày sườn

  • Sàn bản dầm: cũng tương tự như sàn bản, nhưng ở đây, loại sàn này không chỉ gác trực tiếp lên tường và hệ thống các dầm chính, phụ mà sàn còn được áp dụng khi khẩu độ phòng lớn hơn 3m
  • Sàn dày sườn: nó khá tương tự với sàn bản dầm nhưng các dầm phụ đặt sít nhau hơn (30 – 70cm). Và chiều cao sườn có thể sơ bộ lấy bằng 1/25 – 1/30 chiều dài của nó. Trường hợp này, bản chỉ có độ dày 3 – 5cm.

 Sàn Ô Cờ

Gồm có 2 loại: kiểu bản kê 4 cạnh & kiểu lưới ô nhỏ.

  • Sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh: loại sàn này gồm có dầm chính, dầm phụ bằng nhau và chỗ gặp nhau của dầm ngang dọc là các cột đỡ. Lưới cột được dùng để tạo nên một mạng lưới ô vuông hoặc ô chữ nhật gần vuông có diện tích tường ô không vượt quá 36m². Bản có độ dày trong khoảng 8 ÷ 15cm. Và các dầm ngang dọc có chiều cao tiết diện bằng 1/10 ÷ 1/12 khẩu độ trung bình của nó. Ưu điểm của loại sàn này đó là giúp mặt sàn trông đẹp, dễ trang trí, thường áp dụng ở những không gian lớn như sảnh, phòng khách, trường học, khách sạn,…
  • Sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ: là một loại sườn, trong đó các sườn ngang dọc có chiều cao bằng nhau, tạo thành một lưới ô vuông 80cm đến 200cm. Chiều cao mỗi  sườn lấy bằng 1/30 ÷ 1/35l (l : khẩu độ lớn của phòng hay bước cột). Bản sàn dày 5cm và cả tấm sàn dựa trực tiếp lên bốn tường hay các gối tựa xung quanh. Với phòng có diện tích 60-70m2, có thể ứng dụng sàn mà không cần cột đỡ ở giữa.

 Sàn Không Dầm Hay Sàn Nấm

Đây là loại sàn chỉ  có bản và cột, không có dầm. Bản thường có chiều dày từ 1/35 ÷ 1/40 và khoảng cách cột (15 – 20cm) tựa lên một lưới cột 6x6m ÷ 8x8m. 

Ưu điểm : mặt trần phẳng, sáng sủa và chịu được lực chấn động cũng như tải trọng lớn, nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế vì tốn nhiều vật liệu. Nó được ứng dụng khi sàn phải đỡ những thiết bị nặng hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

Sàn Bê Tông Cốt Thép Lắp Ghép

Gồm có các loại sàn sau:

 Sàn Lắp Ghép Cấu Kiện Nhỏ

  • Sàn sườn lắp ghép: 
  • Cấu kiện chịu lực của loại sàn này gồm có: bản phẳng có nhịp 600 – 2000 mm, dầm có nhịp l =4,0 ÷ 5,0 m, chiều cao sườn dầm h = 1/20 l, tiết diện của dầm có thể hình chữ T. 
  • Việc thi công và chế tạo loại sàn này đều đơn giản, nhưng không hiệu quả trong việc cách âm và cách nhiệt. 
  • Sàn sườn chèn các tấm rỗng: tấm rỗng có thể được chế tạo bằng bê tông xỉ than, bê tông rỗng có thể chế tạo bằng bêtông nhẹ, và đặt trên hai cánh chữ T của dầm sàn. Các tấm rỗng có thể được thay bằng vòm gạch. Khoảng cách giữa các sườn có mối liên hệ mật thiết đến quy cách và khả năng chịu lực của tấm rỗng. Khoảng cách này có thể nằm trong khoảng 600 ÷ 2000 mm. Và khi nhịp của sườn là 3,0 – 4,2 m thì sườn cao 1/20 l (l là nhịp sườn).

 Sàn Lắp Ghép Cấu Kiện Lớn

Loại sàn này có khối lượng 1-3 tấnchiều rộng bằng 1/3 gian nhà hay cả gian nhà.

  • Bàn phẳng:có thể làm bản hai chiều (kê bốn cạnh) hoặc một chiều (kê hai cạnh) có khả năng chịu lực, có thể dùng một loại vật liệu hoặc hai vật liệu khác nhau, chia thành nhiều lớp căn cứ vào sơ đồ chịu lực của bản. Phía trên và dưới của bản dày 25 – 30 mm, giữa là bê tông xỉ, có chiều dày khoảng 160 – 200 mm. Như vậy bản có khả năng cách âm.
  • Bàn có sườn:
    • Giống như panen chữ U, nhưng kích thước có phần lớn hơn nhiều, vì thế phải làm sườn theo hai phương hoặc một phương.
    • Nếu cần có trần phẳng phải đặt chiều lõm lên trên. Bên trên người ta xử lý thêm một lớp đệm cách âm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *