Móng băng là gì? Ưu nhược điểm của móng băng và cách thi công

phan-loai-mong-bang

Khái niệm về móng băng là gì vẫn còn khiến nhiều người nhầm lẫn. Trên thực tế, đây đang là phương pháp xây dựng sở hữu nhiều ưu điểm nên được ứng dụng ở hầu hết các công trình xây dựng. Liệu móng băng có nhược điểm nào cần khắc phục? cách thi công như thế nào? Hoàng Cát sẽ chia sẻ đầy đủ các thông tin này trong bài viết dưới đây.

Khái niệm móng bằng là gì?

Móng băng là gì? Đây là loại móng sở hữu chức năng chịu được trọng tải lớn, đỡ được các hàng cột cũng như bờ tường. Từ đó, chất lượng và khả năng chịu trọng lượng của công trình được nâng cao. Móng băng có thể được đổ độc lập hoặc ghép nối với nhau để tạo thành hình chữ nhật nhờ kết cấu dải dài. 

Trên thực tế, để móng băng phát huy toàn bộ khả năng và tác dụng cũng như giúp chất lượng công trình cao hơn, việc thi công cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, diện tích, địa hình, chất lượng nền đất là vấn đề cần quan tâm trước khi tiến hành sử dụng loại móng phù hợp. 

mong-bang-la-gi

Một phần móng băng đúng tiêu chuẩn cần đảm bảo cấu trúc như sau:

  • Phía dưới cùng có lớp bê tông mỏng, chỉ khoảng 100mm.
  • Cánh móng hay còn gọi là bản móng có kích thước (900-1200)x350mm
  • Phần dầm móng phổ thông có kích thước 300x(500-7000)mm
  • Phần thép cánh móng sẽ bao gồm thép dọc và thép đai. 

Phân loại móng băng

Việc phân loại móng băng sẽ dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thực tế của công trình mà nhà thầy tiến hành lựa chọn loại phù hợp. Điểm qua 3 cách phân loại như sau:

  • Phân loại theo vật liệu kết cấu có: móng băng gạch và móng băng bằng bê tông cốt thép.
  • Phân loại theo  phương vị có: móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
  • Phân loại theo tính chất có: móng băng cứng, móng mềm và móng hỗn hợp. 

phan-loai-mong-bang

Ưu nhược điểm của móng băng là gì

Hiểu rõ ưu và nhược điểm của móng băng là gì giúp người sử dụng có cái nhìn thực tế và khách quan hơn đối với nguyên vật liệu này. Từ đó, họ có những điều chỉnh, phiện pháp phát huy ưu điểm hay hạn chế nhược điểm.

Ưu điểm móng băng

  • Liên kết của các bộ phận như tường và cột được nâng cao và có phương thẳng đứng.
  • Khả năng chịu trọng tải cao.
  • Đa dạng nơi thi công, dù địa hình cao, thấp, đất xấu hay tính chất không ổn định đều có thể áp dụng.
  • Khả năng truyền tải trọng đồng đều đến các cọc bê tông xung quanh và bên dưới.
  • Không có hiện tượng lún chênh lệch giữa các cột của công trình.
  • Cách thực hiện đơn giản, quy trình diễn ra nhanh chóng nên tiết kiệm được nhân công và chi phí nguyên vật liệu.

Nhược điểm móng băng

  • Tính ổn định và chống lật/trượt vẫn là điều cần phải khắc phục.
  • Tính chịu trọng tải vẫn chưa thực cao đối với địa hình bùn, nền quá yếu.
  • Việc thi công trên nền có mạch nước ngầm có phần phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh. 

Cách thi công móng băng đúng tiêu chuẩn

Trên thực tế, móng băng là lựa chọn hàng đầu của hầu hết mọi công trình bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Vậy quy trình thi công móng băng đúng tiêu chuẩn là gì? Tham khảo các bước thực hiện tại nhiều công trình hiện nay:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu đổ móng băng

Nguyên liệu bao gồm: xi măng, thép, cát, đá…. Thành phần mỗi vật liệu áp dụng theo tính toán ban đầu theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra. Bước chuẩn bị sẽ tập trung vào quá trình xác định vị trí cần đóng cọc và tạo móng. 

Bước 2: tiến hành đào móng và làm phẳng mặt móng

Dựa vào bản vẽ và thông số ban đầu mà tiến hành đào hố móng. Các cọc cắm sẵn sẽ giúp việc định hình hình dạng và vị trí được chính xác hơn. Song, hố không cần quá sâu, độ rộng tiêu chuẩn thường là 1.5m và quan trọng hơn hết và việc làm phẳng mặt hố móng.

Bước 3. Xác định vị trí đặt thép

Bước này cần được thực hiện chuẩn xác, tránh thất thoát nguyên vật liệu. Bề mặt của thanh thép cần phải đảm bảo đúng chất lượng cũng như không bị dính bùn đất trong suốt quá trình thi công. 

Bước 4: Tiến hành ghép cốp pha móng

Đây được đánh giá là bước quan trọng và không thể bỏ qua. Quá trình thực hiện đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và có kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác. 

Bước 5: Đổ bê tông

Đây là bước cuối cùng như cũng có yếu tố quyết định. Bê tông đổ không được quá dày cũng không quá mỏng. Nguyên tắc của bước này là đổ từ xa đến gần.

cach-thi-cong-mong-bang

Móng băng là gì đã được phần nào giải đáp trong bài viết trên đây. Qua đây cũng có thể thấy rằng, việc áp dụng đúng quy trình thực hiện là yếu tố quan trọng hàng đầu để có một bề mặt móng chất lượng. Hãy lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *