Tìm hiểu về bê tông sợi thủy tinh trong xây dựng

Bê tông sợi thủy tinh sở hữu những tính năng vượt trội, bền vững với thời gian. Loại vật liệu này không còn xa lạ gì đối với giới xây dựng, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ loại bê tông này. Hãy cùng Bê tông Hoàng Cát tìm hiểu khái niệm, ưu nhược điểm và tính ứng dụng của loại bê tông này. 

Khái niệm cơ bản 

Bê tông sợi thủy tinh được tạo thành từ hỗn hợp mịn gồm xi măng, cát, nước, sợi thủy tinh kháng kiềm với các chất phụ gia hóa dẻo. Đặc biệt, bê tông sợi thủy tinh được làm bằng kỹ thuật phun, đúc khuôn. Ngoài ra, loại vật liệu này còn được gọi là bê tông sợi thủy tinh GRC (Glass Fiber Reinforced Concrete). 

Sản phẩm được tạo từ khuôn đúc nên bề ngoài là một sản phẩm hoàn thiện, đồng nhất. Thành phẩm bê tông không chỉ đạt điểm cao về thẩm mỹ đẹp, chất lượng tốt mà còn thân thiện với môi trường. GRC đáp ứng được mọi yêu cầu của người sử dụng bởi những tính năng nổi bật cùng công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại.

Ưu điểm, nhược điểm của bê tông sợi thủy tinh

Bê tông có khả năng chịu nén tốt, phổ biến trong các công trình từ nhỏ tới lớn. Sau đó, tùy thuộc vào tính chất mỗi địa điểm thi công, các loại vật liệu từ bê tông sẽ được thêm bớt các chất phụ gia để tạo ra đặc tính riêng. Bê tông sợi thủy tinh cũng được điều chế như vậy, có những ưu nhược điểm riêng. 

Ưu điểm của bê tông sợi thủy tinh

    • Thẩm mỹ cao: Bê tông sợi thủy tinh GRC có thể thiết kế, cấu tạo các hình mẫu đa dạng khác nhau. Thậm chí là các chi tiết nhỏ, màu sắc nổi bật. GRC hoàn toàn phù hợp với các công trình yêu cầu phức tạp như uốn lượn, gấp khúc. 
  • Thân thiện với môi trường: Đây là điểm cộng lớn nhất giúp các chủ đầu tư càng ngày càng chú ý đến bê tông sợi thủy tinh. Mặt dựng GRC làm giảm tác động đến môi trường vì mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn nguyên liệu thô. Đây là loại vật liệu không nung với hầu hết các vật liệu đến từ Việt Nam. 
  • Độ bền cao: Cấu tạo của bê tông sợi thủy tinh chắc chắn, được xử lý hoàn thiện. GRC chịu được ảnh hưởng của thời tiết, thậm chí là các tác động mạnh như động đất, lũ lụt. Hơn nữa, GRC chống cháy, chống thấm tốt. 
  • Chịu lực tốt: Bởi bê tông sợi thủy tinh được tạo nên từ hỗn hợp bê tông cốt mịn nên loại vật liệu này có độ bền kéo, độ uốn dẻo cao. Cường độ nén trung bình khoảng 70MPa, cường độ uốn trung bình khoảng 20- 30 MPa nên độ dày của GRC mỏng cũng có thể chịu lực tốt. 
  • Mỏng, nhẹ: So với các loại bê tông thông thường, thành phẩm bê tông này ghi điểm cao hơn vì độ nhẹ, mỏng từ 10- 25mm mà không hề bị nứt, bong tróc. Các chủ thi công chọn mặt dựng GRC làm mặt tiền nhằm tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng cho tổng thể kiến trúc. 
  • Thi công nhanh: GRC được làm bằng kỹ thuật khuôn đúc có sẵn nên các sản phẩm được tạo ra nhanh chóng. Do đó, thi công bằng bê tông sợi thủy tinh sẽ giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho các nhà thầu. 

Nhược điểm của bê tông sợi thủy tinh

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, sản phẩm bê tông này cũng có những mặt khiến chủ thầu phải cân nhắc. GRC được sản xuất từ hỗn hợp cốt mịn với sợi thủy tinh kháng kiềm nên chi phí sẽ cao hơn. 

Ứng dụng thực tiễn 

Với những lợi ích bê tông sợi thủy tinh mang lại, GRC được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Tuy đây là một loại vật liệu khá mới mẻ nhưng chúng được sử dụng trong các công trình từ cổ điển đến hiện đại. Đa số các công trình này đều sử dụng GRC để trang trí ngoại cảnh. 

Bê tông sợi thủy tinh được nhiều kiến trúc sư lựa chọn cho các công trình cảnh quan lớn. Có thể kể đến như biệt thự, lâu đài, trung tâm thương mại, khu vui chơi, đài phun nước…. Nhờ sự sang trọng và hoàn hảo mà GRC mang lại, các khách hàng còn lựa chọn loại vật liệu này để trang trí nội thất bên trong. 

Như vậy, bê tông sợi thủy tinh rõ ràng là một giải pháp mới mẻ, tối ưu cho thời đại hiện nay. Sự kết hợp giữa đơn giản và sang trọng, tăng tuổi thọ bền vững, thân thiện với môi trường dường như đã giúp GRC ghi điểm tuyệt đối trong mắt khách hàng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *