Thi công móng bè là gì? Quy trình thi công móng bè

be-tong-minh-thang-chon-thanh

Thi công móng bè là một trong những phương pháp phổ biến cho các công trình cao tầng cần kết cấu chịu lực cao. Những gia chủ đang muốn tìm một giải pháp cho các nền móng yếu thì thi công móng bè là lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách thi công chính xác. Cùng Hoàng Cát tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm và quy trình thực hiện kỹ thuật này. 

Khái niệm thi công móng bè

Thi công móng bè hay còn gọi là thi công móng toàn diện. Đây là phương pháp hay được sử dụng ở những nền đất yếu, sức kháng của nền yếu. Loại móng này thường được sử dụng cho những công trình có kết cấu chịu lực cao. Loại móng này được các chuyên gia đánh giá là an toàn, có hiệu quả cao trong việc phân bố đều trọng lượng. 

Cũng giống như nhiều loại móng khác, thi công móng bè được các công nhân thực hiện ở dưới cùng của một công trình xây dựng. Ở các địa điểm như tòa nhà cao tầng, cầu, đập nước… móng bè được sử dụng để đảm bảo khả năng tải trọng, chịu đựng được sức ép của các khối vật chất bên trên. 

mong-be-la-gi

Quy trình thực hiện thi công móng bè

Trong các công trình xây dựng, quy trình thi công móng bè sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước. Chỉ cần thiếu một bước, công trình xây dựng sẽ không còn đủ khả năng đảm bảo an toàn. Trên thực tế, các công nhân sẽ phải làm các công việc như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguồn lực

Chuẩn bị các nguồn lực về con người như đơn vị thi công móng bè, mặt bằng để thi công và các nguyên liệu không thể thiếu như xi măng, cốt thép… và các loại máy móc. Công đoạn này càng được thực hiện kỹ lưỡng bao nhiêu thì các bước sau càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước 2: Đào hố móng

Trên mặt bằng đã được giải phóng, công nhân cần đào đất hố móng đúng với diện tích quy định trên bản vẽ của kiến trúc sư. Ngày nay, các công nhân trong các công trình lớn có thể dùng khoan nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu suất công việc.  

Bước 3: Xây tường móng

Xây tường móng là việc công nhân dầm móng và dầm tường. Bước này đặc biệt quan trọng, giúp giữ ổn định móng, tường và kết cấu chung cho lớp bê tông bên ngoài. Ngoài ra việc dầm móng còn tăng cường độ cứng cho công trình. Nếu thiếu đi bước này hoặc được thực hiện không cẩn thận, móng sẽ không được chắc chắn, gây nguy hiểm. 

Bước 4: Đổ bê tông dầm móng

Sau đó, công nhân tiến hành đổ bê tông dầm móng. Với thi công móng bè, bê tông phải được đổ tầng lớp, mỗi lớp dày khoảng 20-30 cm. Lớp trên đổ chồng lên khi lớp dưới đã khô. Công nhân không được đổ chồng lớp mới lên khi lớp cũ chưa khô. 

Bước 5: Nghiệm thu và bảo dưỡng

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng là bước cuối cùng. Móng cần được kiểm tra sau khi thi công xong, đảm bảo độ chính xác và tính kỹ thuật. Chủ thầu cũng thường xuyên phải bảo dưỡng móng để móng luôn trong tình trạng ổn định.

Các lưu ý khi trong quá trình thi công móng bè

Thi công móng bè cần đảm bảo an toàn, có thể khắc phục được những nhược điểm của mặt bằng như đất ướt, đất yếu. Do đó, để một diện tích được đổ móng một cách đúng theo tiêu chuẩn, chủ thầu và công nhân cần chú ý tới một số điều quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho các chủ công trình và công nhân xây dựng: 

  • Mặc dù đặc tính của móng bè hợp với nền đất yếu, chủ thầu và công nhân không nên quá chủ quan, vẫn cần đảm bảo móng có độ ổn định, không bị mất cân đối.
  • Chú trọng tới việc sắp xếp cọc hợp lý
  • Quan tâm tới các chất lượng các khớp nối nhằm đảm bảo khả năng chống thấm ở tầng hầm
  • Đảm bảo bê tông phải kết dính tốt, không bị lún hay rỗng
  • Sau khi đổ 2 ngày, bê tông vẫn cần được bảo quản tốt

thi-cong-mong-be

Thi công móng bè là một trong các phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các kỹ thuật xây dựng hiện nay. Nhà thầu và công nhân cần nghiêm túc thực hiện các bước trong quy trình nhằm đảm bảo sự an toàn và chính xác. Mong bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về thi công móng bè cho bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *