Lợi ích và hạn chế của việc đổ bê tông cho nền nhà.

Đổ bê tông nền nhà: nên hay không? Trong công tác thực hiện và thi công các công trình xây dựng, không ít các gia chủ nhiều lần đứng trước băn khoăn có nên đổ bê tông nền nhà hay không?  Để trả lời cho vấn đề thường gặp này, bài viết dưới dây, Bê tông Hoàng Cát sẽ đem đến cho bạn các cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định nên hay không trong các trường hợp cụ thể dưới đây.

Cùng cân nhắc hai mặt lợi ích và hạn chế của việc đổ bê tông nền nhà qua những điểm sau:

Ưu điểm

  • Khắc phục tình trạng dịch chuyển gây sụt lún, bung gạch nền và thấm.
  • Gia tăng tuổi thọ công trình, tạo độ kiên cố, vững chắc.
  • Giảm độ rung tại khu vực nhiều xe đi qua do nảy sinh sóng ứng truyền mạnh mẽ.
  • Hạn chế hiện tượng thấm ngược.

Hạn chế

  • Gia tăng chi phí.
  • Mất thêm thời gian thi công.

Khi nào cần đổ bê tông nền nhà?

Một vài yếu tố sau bắt buộc gia chủ phải thực hiện thi công đổ bê tông cốt thép cho sàn nhà để tăng độ bền chắc của công trình:

  • Công trình có nền móng yếu không đủ điều kiện thi công theo các phương án thông thường như dùng cát san lấp hay tưới nước đầm kỹ bằng xà bần, phủ một lớp bê tông lót đá trước khi cán nền bằng hồ và lát gạch. Công trình có nền móng yếu thường là những khu vực có đất sìn, gần sông, địa chất yếu hoặc móng băng.
  • Nền nhà được sử dụng làm nhà để xe hơi hoặc làm nhà kho: Với khối lượng tải trọng phải chịu nặng, đặc biệt là dùng để chứa xe hơi đi kèm khối lượng sinh ra khi có quán tính phanh xe, đổ bê tông cho nền nhà sẽ khắc phục tình trạng bung gạch trong thời gian ngắn.
  • Khu vực có xe bán tải, xe tải trọng lượng lớn thường xuyên đi qua. Phương án cải tạo để giảm thiểu cảm giác rung, nền ẩm và bung gạch ở những khu vực này là đục bỏ lớp gạch cũ, đục bê tông cốt thép chịu lực giằng móc, đổ cát để san lấp và đầm nền nhà, cuối dùng là đổ bê tông cán nền và lát gạch lại. Càng muốn chống rung tốt, lớp bê tông đổ nền nhà phải càng dày.
  • Cân nhắc độ vững chắc, kiên cố của công trình. Trường hợp phân vân nên đổ bê tông cho nền nhà hay không, chủ nhà nên cân nhắc bằng cách quan sát việc thi công hai ngôi nhà bên cạnh. Nếu ngôi nhà “hàng xóm” xây mà không được làm móng và đổ bê tông nền thì khi gia chủ ép cọc bê tông, đào móng hay nền đất yếu có khả năng sẽ làm ngôi nhà bị sụt, lún, tình trạng lồi lõm và gạch bung lên.
  • Công trình gần khu vực sông hồ hay đầm lầy, móng nhà sẽ chứa một lượng nước. Vào thời tiết mưa hoặc thuỷ triều, lượng nước vụt tăng qua các mao mạch của đất, gây thẩm thấu ngược làm ẩm ướt sẽ dẫn đến các hệ luỵ: tình trạng khó chịu, tường ẩm mốc hay sự cố bung sơn. 

Giá thành cho công tác thi công đổ bê tông nền nhà.

Thông thường đối với các trường hợp thực thi đổ bê tông cho nền nhà, chủ thầu thường chọn phương án thép phi 8 hoặc 10 để đổ lớp bê tông M250 với độ dày 8-10cm là tiêu chuẩn nhất.

Trên thị trường hiện nay, đơn giá cho công tác đổ bê tông sàn nhà dao động ở mức:

  • Với mức bê tông dày khoảng 8cm, cốt thép fi 8 – 10 thì giá rơi vào khoảng từ 265,000đ/m2 – 275,000đ/m2.
  • Với mức bê tông dày khoảng 10cm, cốt thép fi 8 – 10 thì giá thành rơi vào khoảng 300,000đ/m2 – 310,000đ/m2.

Trong đó, mức giá sẽ bao gồm chi phí vật liệu: cốt thép fi, giá bê tông và giá nhân công: nhân công lắp đặt thép và nhân công tiến hành đổ bê tông.

 

Trên đây, bài viết đã đem đến cho bạn cái nhìn toàn diện và cụ thể nhất khi đứng trước quyết định nên hay không đổ bê tông nền cho ngôi nhà của bạn. Đổ bê tông nền nhà là một vấn đề khá thường gặp, hãy cân nhắc đủ các yếu tố trên để công trình luôn vững chắc và bền đẹp với thời gian nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *