Khoảng cách giữa hai lớp thép dầm là bao nhiêu

khoang-cach-giua-hai-;op-the-dam-la-bao-nhieu

Dầm là kết cấu quan trọng, được áp dụng phổ biến trong các loại công trình nhà ở hay công trình tòa nhà lớn hiện nay. Xoay quanh vấn đề này, còn nhiều khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn. Đồng thời, nguyên lý và thông số về khoảng cách giữa hai lớp thép dầm cũng là vấn đề cần quan tâm để đảm bảo chất lượng của dầm. Bài viết dưới đây là lời giải đáp chi tiết nhất mà Hoàng Cát muốn mang đến quý khách hàng.

Hiểu rõ các khái niệm

Trước khi tìm hiểu thông tin về khoảng cách giữa hai lớp thép dầm, ta cần hiểu rõ thế nào là dầm cũng như khái niệm về khoảng cách hai lớp thép có trong kết cầu dầm. Đối với dầm, đây là cấu kiện cơ bản nhất, có khả năng chịu lực và có thể uốn. Kết cầu này có thể thiết kế ở phương nằm ngang hoặc nằm nghiêm để nâng đỡ thiết kế tường, mái. 

Dam-la-gi

Đối với khoảng cách giữa hai lớp thép dầm, đây chính là đang nói đến nguyên tắc thiết kế và sắp xếp, bố trí các thanh thép. Cụ thể là thép dọc chịu lực và thép dọc cấu tạo. Giữa hai yếu tố này cần đảm bảo một khoảng cách nhất định, đúng theo tiêu chuẩn để dầm có được chất lượng cao nhất. Điều này góp phần nâng cao tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình. 

Nguyên tắc thiết kế dầm

Xây dựng dầm sẽ dựa trên bản thiết kế có sẵn với các thông số, dữ liệu đã được tính toán, dự trù từ trước để giảm thiểu tối đa các sai sót. Khi thiết kế dầm, nguyên tắc cơ bản đó chính là:

  • Chọn đường kính cốt thép dọc dầm: Thông số phổ biến là 12 – 25mm. Đối với dầm chính, con số có thể tăng lên 32mm. Một điểm lưu ý là không nên chọn đường kính quá lớn vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thi công.
  • Chú ý đến lớp bảo vệ cốt thép dầm: Cần phân biệt đúng lớp bảo vệ cốt thép chịu lực và cốt thép đai để xác định đúng thông số về đường kính. Đối với điều kiện xây dựng phải chịu ảnh hưởng của nước mặn, bề dày của lớp bảo vệ cần phải tăng theo tiêu chuẩn xây dựng đã đề ra. 
  • Chú trọng đến khoảng hở của cốt thép dầm: Kích thước cần áp dụng theo quy định chung của ngành xây dựng. Song, trong nhiều trường hợp, khi tiến hành, số liệu có thể thay đổi theo thực tế. 
  • Tuân thủ đúng nội dung về giao nhau của cốt thép dầm: Đảm bảo phương vuông góc giữa cốt thép dọc trong dầm sàn và dầm khung. Quy trình thực hiện cần có sự sắp xếp hợp lý bởi những thanh cốt thép tại hai dầm sẽ có tình trạng vướng vào nhau. Thông thường, vị trí sẽ là cốt thép dọc của dầm sàn bên trên cốt dọc trong dầm chính. 

nguyen-tac-thiet-ke-dam

Giải đáp khoảng cách giữa hai lớp thép dầm

Theo quy định, để đảm bảo chất lượng và kết cấu của dầm, khoảng cách giữa hai lớp thép dầm bằng 25mm. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách giữa hai lớp thép có thể bằng nhau. Việc xác định khoảng cách cần dựa trên vị trí hợp lý sau khi đã đặt các thanh thép. Đồng thời, người thực hiện cũng cần phải đảm bảo tiêu chí ngăn chặn các túi khí bên dưới cốt thép. Điều này giúp cho các liên kết được hiệu quả nhất. 

Quy định về lớp phủ bê tông gia cố bên ngoài khi thi công dầm

Lớp phủ bê tông gia cố bên ngoài cũng góp phần không nhỏ đến sự thành công khi thi công dầm. Việc thiết kế lớp bảo vệ này phải đạt đến độ dày tối thiểu là 40mm để hạn chế được các rủi ro. Có thể kể đến như: cháy nổ, nước và muối mặn ăn mòn, oxi hóa do tác động môi trường. Đặc biệt, nếu là công trình ở môi trường đặc biệt sẽ áp dụng độ dày ít nhất là 50mm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những thông tin này khi lựa chọn mua bê tông tại những cửa hàng của Hoàng Cát.

Như vậy, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa hai lớp thép dầm cũng như độ dày của lớp phủ bên ngoài dầm thì mới có thể có được kết cấu chất lượng. Những thông tin trên đây sẽ giúp gia chủ cũng như kỹ sư tự tin hơn trong quá trình thực hiện cũng như nghiệm thu chất lượng công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *