Khám phá sức hút của bê tông tấm nhẹ

Ứng dụng khá rộng rãi trong một vài công trình xây dựng như đập, kè, lát đường hay vỉa hè,..bê tông tấm nhẹ là loại vật liệu nhận được khá nhiều sự quan tâm từ chủ nhà và các kỹ sư xây dựng. Điều gì đã làm nên sức hút của loại bê tông này? Tất cả sẽ được bê tông Hoàng Cát giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bê tông tấm nhẹ là gì?

Bê tông dạng tấm nhẹ hay tấm xi măng cemboard là một dạng cấu trúc bê tông được đồng nhất bởi vô số những lỗ nhỏ li ti hình tổ ong, chúng kết nối lại thành khối bê tông xi măng làm giảm thể tích cốt liệu tạo ra khối lượng siêu nhẹ.

Theo số liệu ghi nhận, tỷ trọng của loại bê tông này đạt chỉ khoảng 350kg/m3 trong khi cường độ đạt được lại khá cao, lên tới 40Mpa giúp công trình được giảm tải trọng đáng kể.

Phân loại bê tông tấm nhẹ

Bê tông tấm nhẹ được phân ra thành nhiều loại tùy theo từng khía cạnh.

Dựa theo khối lượng thể tích

  • Bê tông đặc biệt nặng với loại có pv>2,500kg/m3.
  • Bê tông nặng khi có pv dao động ở mức 2,200kg/m3 đến 2500kg/m3.
  • Bê tông tương đối nặng khi có pv dao động ở mức từ 1800kg/m3 đến 2,200kg/m3.
  • Bê tông nhẹ khi có pv dao động từ 500kg/m3 đến 1,800kg/m3.
  • Bê tông đặc biệt nhẹ khi có pv<500kg/m3. 

Dựa theo loại cốt liệu

  • Bê tông cốt liệu rỗng.
  • Bê tông cốt liệu đặc.
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt.

Dựa theo dạng chất kết dính

  • Bê tông dùng dạng cốt dính hỗn hợp.
  • Bê tông dùng dạng cốt dính đặc biệt.
  • Bê tông dạng xi măng, thạch cao, silicat hoặc polime.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng bê tông tấm nhẹ trong các công trình thi công.

Để cân nhắc có nên sử dụng loại bê tông độc đáo này không, người ta sẽ xem xét hai khía cạnh ưu và nhược điểm nổi bật. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm ngân sách do thời gian thi công rút gọn, tối ưu hoá chi phí nhân công và một vài chi phí phát sinh, đáp ứng tiêu chí nhanh – đẹp – rẻ.
  • Trọng lượng nhẹ, giảm áp lực tải trọng lên toàn bộ kết cấu móng.
  • Độ bền cao do cường độ chịu lực ổn định và chịu nén tốt.
  • Cách âm tốt nhờ vào đặc trưng cấu trúc bọt khí và hấp thụ âm thanh chuyển động theo đường ziczac, sóng âm nhỏ dần.
  • Cách nhiệt tốt và tiết kiệm năng lượng, mức nhiệt chịu đựng tối đa lên tới 1200 độ C.
  • Đảm bảo tính kín, tránh hiện tượng rò rỉ.
  • Thân thiện với môi trường.
  • Hạn chế tiềm ẩn nguy hiểm thiên tai như động đất, sóng thần,…

Nhược điểm

  • Quy trình sản xuất gia công theo công nghệ có tính đặc thù và khó được sản xuất đại trà.
  • Có sự can thiệp của vôi, vữa vào các mối ghép làm giảm khả năng chống thấm so với các loại bê tông truyền thống. Do đó, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật tốt để hạn chế tác hại của các mối ghép này.

Ứng dụng của bê tông tấm nhẹ

Bê tông tấm nhẹ dần được ứng dụng đa dạng trong việc xây dựng các công trình. Nhờ những ưu điểm độc đáo và tính phù hợp, loại bê tông này thường được xuất hiện trong côg tác thi công các loại địa hình xây dựng sau:

  • Xây dựng bê tông để làm móng, cột, sàn hoặc các dầm,
  • Xây dựng đập, kè hoặc dùng để lát mặt đường hay vỉa hè.
  • Dùng để làm tường cách nhiệt chung.
  • Xây các công trình có dạng kết cấu bao che.
  • Cây các bức tường phân vùng trong cấu trúc khung, dạng tường panel.

Giá thành của bê tông tấm nhẹ

Giá thành của bê tông tấm nhẹ hiện nay dao động ở mức từ 630,000 đồng/m2 đến khoảng 680,000 đồng/m2 tuỳ theo loại sàn.

 

Với sự ra đời của muôn hình vạn trạng các loại bê tông, việc nắm bắt đặc tính cùng ưu điểm và nhược điểm sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định có lợi và dễ dàng nhất. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những kiến thức tham khảo độc đáo về loại bê tông tấm nhẹ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định và xây dựng những công trình tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *