Giới thiệu biện pháp kỹ thuật thi công cầu thang bộ

thi-cong-cau-thang-bo

Cầu thang bộ có tác dụng liên kết giữa các tầng nhà ở hoặc toà nhà, vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà nhiều tầng. Trong nội dung sau đây, Bê tông Hoàng Cát sẽ chia sẻ về biện pháp thi công cầu thang bộ chuẩn kỹ thuật xây dựng.

1. Biện pháp thi công cầu thang bộ 

Thông thường, có hai biện pháp thi công cầu thang bộ là cầu thang toàn khối và cầu thang lắp ghép. Đa phần cầu thang bộ được thi công bê tông cốt thép. Thiết kế bê tông cốt thép được thi công tại chỗ từ ghép cốp pha, đặt sắt thép và đổ bê tông liền tại khối. 

Thi công cầu thang bộ

2. Biện pháp thi công cầu thang bộ toàn khối

Thi công cầu thang bộ toàn khối có thể phân theo hình thức kết cấu bản và bản dầm. Phương pháp này thường được áp dụng cho các công trình độc lập. Trong đó, có nhiều mẫu, nhiều cỡ cầu thang khác nhau và số lượng vế thang giống nhau lại ít.

Cầu thang toàn khối thông thường có 2 loại là vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực và vế thang kiểu bản chịu lực.

 2.1. Vế thang kiểu bản chịu lực

Loại vế thang kiểu bản chịu lực có kết cấu chính là bản bê tông cốt thép nằm nghiêng, chịu lực chính là điều dọc bản về, phí bên trong xây bậc gạch. Bản chịu lực được kết vào dầm ngang của cầu thang hai đầu phía trên và dưới vế thang. Trong một số trường hợp khi thi công cầu thang bộ, người ta thường làm bản nghiêng vế thang liền với bản chiếu nghỉ. 

Mặt khác, bản chiếu tạo thành bản gấp khúc chịu lực không có dầm ngang. Vế thang được thiết kế với chiều dài nhỏ hơn bằng 3m chiều dày bản. Bê tông dày hơn có dầm cốt thường dày 100 : 120mm.

2.2. Vế thang có dầm cốn chịu lực

  Loại vế thang kiểu bàn có dầm cốn chịu lực là dầm nghiêng dọc theo vế thang. Trong đó, dầm cốn có thể nằm ở mép biên hoặc trong lòng vế thang tuỳ theo hình thức thiết kế. 

Ưu điểm của loại này là vượt được các chiều dài lớn của vế thang nhờ có dầm cốn và chiều dày bản mỏng nhỏ. Khi thi công cầu thang bộ, dấm đen được kê lên dầm ngang 2 đầu trên và dưới hoặc nối với dầm dọc kê lên tường.

3. Biện pháp thi công cầu thang bộ lắp ghép

Các bộ phận cấu kiện của cầu thang lắp ghép được đúc sẵn ở nơi sản xuất rồi đem đến lắp ráp tại công trình. Ưu điểm của biện pháp thi công cầu thang bộ lắp ghép là nhanh chóng, tiết kiệm sức lao động của nhân công cũng như vật tư.

Có 2 biện pháp thi công cầu thang bộ lắp ghép cơ bản: cầu thang bán lắp ghép và cầu thang lắp ghép hoàn toàn. 

cầu thang lắp ghép

3.1. Cầu thang bán lắp ghép 

Đối với cầu thang bán lắp ghép trong thi công cầu thang bộ, phần chịu lực chính được đổ lên tông cốt thép tại chỗ hoặc xây tường đỡ. Bộ phận lắp ghép gồm bậc thang làm sẵn và chất liệu và chất liệu khác nhau như gỗ, đá, sắt, thép,…

3.2. Cầu thang lắp ghép hoàn toàn

Khi thi công cầu thang bộ lắp ghép hoàn toàn thì dựa vào trọng lượng cấu kiện, người ta chia ra các loại lắp ghép cấu kiện nhỏ, cấu kiện trung bình và cấu kiện lớn:

  • Lắp ghép cấu kiện nhỏ gồm cấu kiện bậc thang, dầm cốn, dầm đỡ chiếu nghỉ và chiếu lớn.
  • Lắp ghép cấu kiện trung bình: Chân thang được chia nhỏ thành các dãy có chiều rộng 30 : 60cm, tùy theo trọng lượng lắp ghép.
  • Lắp ghép cấu kiện lớn gồm chân thang và chiếu nghỉ. Ngoài ra có thể đúc liền với chiếu nghỉ và tạo chiếu tới thành một cấu kiện lớn hai đầu gối thẳng vào tường chịu lực.

Tổng kết lại, Bê tông Hoàng Cát vừa tổng hợp lại biện pháp thi công cầu thang bộ để bạn đọc hình dung được quy trình thực hiện công việc này. Nhìn chung, biện pháp này phụ thuộc vào các kỹ thuật trong quá trình tạo bê tông cốt thép để giúp cầu thang được vững mạnh và an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *