Bê tông mài là gì? Cách sản xuất và ưu, khuyết điểm

Hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy bê tông mài được sử dụng trong các chung cư, trung tâm triển lãm hay showroom. Công nghệ thi công này đã được nhiều nhà thầu xây dựng áp dụng hiệu quả. Cùng bê tông Hoàng Cát tìm hiểu về bê tông mài cũng như điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm này.

Bê tông mài là gì?

Thực chất, đây là bê tông thông thường đã được mài đánh bóng bề mặt. Việc thi công bê tông mài sử dụng máy mài chuyên dụng và các đầu số đĩa mài mòn kim cương. Hai loại thường được sử dụng là máy mài cầm tay và máy mài công nghiệp công suất lớn. 

Sau khi mài mòn vừa đủ, bê tông sẽ được phủ phụ gia Hardener có tác dụng lấp đầy những lỗ nhỏ trên bề mặt. Điều này giúp bề mặt mềm nhẵn, bền hơn, tránh bụi và ẩm mốc. Tiếp theo, bê tông có thể được đánh bóng, giúp tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm, tạo không gian sang trọng.

Đánh giá về bê tông mài

Không thể phủ nhận rằng bê tông mài đang rất được khách hàng ưa chuộng trong xây dựng hiện nay. Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế của sản phẩm này:

Ưu điểm

  • Độ bền tốt: Bê tông được trộn thêm hóa chất làm tăng độ cứng và lớp phủ tránh được những ảnh hưởng từ bên ngoài. Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền trong thời gian dài.
  • Chi phí vừa phải: Đầu tư và thi công bê tông mài không đòi hỏi nhiều tiền bạc. Ngoài ra, các khoản bảo trì hay vệ sinh cũng không đáng kể.
  • Tính thẩm mỹ cao: Bê tông mài được đánh bóng đem lại vẻ sang trọng và sáng bóng cho không gian. Ngoài ra, ta có thể tạo ra nhiều họa tiết bắt mắt dựa vào các cốt liệu hợp thành.
  • Có thể thay đổi dễ dàng: nếu bạn sử dụng sàn bê tông mài mà có ý định thay đổi sang gạch men thì cũng có thể thực hiện nhanh chóng. Bạn chỉ cần thi công lên trên bề mặt mà không cần thay đổi nhiều.

Nhược điểm

  • Tạo cảm giác lạnh: Vào mùa lạnh, sàn bê tông mài do giữ nhiệt không tốt có thể tạo cảm giác lạnh. Người dùng có thể trải thêm thảm ở dưới để hạn chế hiện tượng này.
  • Bề mặt có thể trơn trượt khi trời ẩm ướt: Vào những ngày nồm ẩm, việc đi lại trên sàn bê tông mài gặp khó khăn do sàn bị trơn. Ta có thể khắc phục bằng cách trải thảm hoặc đi dép thay vì để chân trần.

Quy trình thi công bê tông mài

Nhìn chung, trình tự thi công bê tông mài không quá phức tạp. Tuy nhiên, người thi công cần thực hiện chính xác để có chất lượng tốt nhất. Các bước tiến hành gồm:

  • Bước 1: Kiểm tra bề mặt. Nếu trên bề mặt xuất hiện nhiều vết nứt hoặc xù xì thì cần khắc phục trước khi tiến hành mài. 
  • Bước 2: Sử dụng máy mài bê tông kết hợp đĩa mài di chuyển để làm phẳng bề mặt. Ta tăng dần độ nhám của các đĩa cần dùng, từ thấp đến cao, khi nào đạt độ phẳng mịn thì dừng lại.
  • Bước 3: Thêm hóa chất tăng cứng bề mặt. Các hóa chất này giúp tăng độ chống mài mòn, làm sản phẩm chịu va đập, chống trầy xước tốt hơn.
  • Bước 4: Tiến hành đánh bóng bề mặt với đĩa mài có độ nhám cao. Tùy vào độ bóng cần đạt được mà ta lựa chọn các đĩa mài có độ nhám tương ứng.
  • Bước 5: Thêm lớp phủ cho bê tông sau khi đánh bóng. Điều này giúp bê tông được bóng hơn, nâng cao khả năng chống bụi, rêu mốc xuất hiện.

Ứng dụng trong thực tế

Hiện nay, bê tông mài được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Công nghệ này được áp dụng phổ biến nhất trong thi công sàn nhà, tường và sản xuất gạch. 

Ngoài ra, ta có thể sử dụng để tạo ra lavabo, bếp, bàn ghế hay thậm chí bồn tắm bê tông mài. Cùng với đó, các sản phẩm tạo thành vô cùng đa dạng về kích thước, kiểu dáng và thẩm mỹ.

Bê tông mài có ứng dụng lớn trong đời sống nhờ vào nhiều tính năng ưu việt của mình. Quá trình thi công cần thực hiện tỉ mỉ, bảo đảm chính xác cao để sản phẩm bền vững và có chất lượng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *